An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững

Sáng 9/10, tại UBND tỉnh An Giang đã diễn ra lễ ký kết hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu giữa Cty TNHH Dược phẩm An Thiên (TP.HCM) với UBND huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang).
Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…
Đầu năm 2016 sẽ nhân rộng với quy mô lớn theo dự án. Song song đó, Cty sẽ xây dựng nhà máy sơ chế tại địa phương đạt chuẩn GMP.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết, GĐ Sở Công thương An Giang cho biết, vùng Bảy Núi có gần 700 loài cây, trong đó nhiều cây dược liệu quý như: Trầm hương, đinh lăng, hương nhu trắng, nghệ vàng, nghệ xà cừ, ba kích, trinh nữ hoàng cung, Hh thủ ô đỏ, kim tiền thảo, huyết rồng, thần xạ hương, ích mẫu, sâm hồng…
Có thể bạn quan tâm

Đó là thành quả khi tham gia Dự án "Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt của Việt Nam với mục tiêu cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng" do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện.

Thời gian gần đây, bên cạnh việc đưa sâm Ngọc Linh (huyện Nam Trà My - Quảng Nam), Công ty cổ phần thương mại dược sâm Ngọc Linh Quảng Nam còn đưa thêm cây sâm Cao Ly (Hàn Quốc) di thực về trồng thử nghiệm tại huyện miền núi biên giới Tây Giang.

Do chủ yếu người dân theo đạo Hồi nên đồ uống có cồn ở các quán ăn, nhà hàng của Indonesia cũng rất ít và rất hiếm thấy người dân ngồi nhậu vỉa hè, nhậu trong quán...

Cách đây mấy năm, anh Huỳnh Trung Quân (38 tuổi), ở số 18B, tổ 9, Bắc Hội, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng đã thành công khi trồng cây phúc bồn tử.

Về xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), cứ cách vài km chúng tôi lại bắt gặp những khoảng sân phơi lúa rộng mênh mông, trải dài từng liếp vàng tươi trông rất đẹp mắt.