An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao

Qua 9 tháng triển khai, dự án đã xây dựng nhà trồng diện tích 120m2, trồng 4 loại nấm bào ngư trắng, bào ngư nhật, nấm hoàng kim, nấm bào ngư xám. Thời gian trồng 6 tháng. Đã tổ chức 2 lớp tập huấn lý thuyết và kỹ năng thực hành kỹ thuật trồng nấm bào ngư cho 60 nông dân và 4 cán bộ kỹ thuật. Chọn 6 hộ dân tham gia và đã xây dựng 7 mô hình trồng nấm mẫu có gắn kèm hệ thống tưới phun sương, đồng hồ hẹn giờ, giúp người trồng kiểm soát được độ ẩm trong nhà trồng và tiết kiệm được thời gian chăm sóc nấm và lượng nước tưới.
Kết quả, mô hình nấm của hộ ông Trương Văn Tài, Nguyễn Văn Rô (xã An Hòa), Lư Văn Khải, Nguyễn Minh Tâm (xã Bình Hòa) cho năng suất cao nhất. Năng suất nấm tươi bình quân từ 350g - 400g/phôi, tăng từ 20 - 30% so cách tưới nấm bằng xịt và tiết kiệm 50 - 70% thời gian tưới. Tất cả mô hình nấm đều thương lái đến tận nơi thu mua với giá ổn định: Nấm nhật 30.000 đồng/kg, nấm trắng và xám 20.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, giảm rủi ro, tăng thêm thu nhập, nhiều nông dân ở huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá nước ngọt.

Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.

Ở Sa Pa hiện nay, số người làm nghề nuôi cá hồi đã lên đến con số vài chục, nhưng người biết nuôi cá và làm cho du khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác thì chỉ có Nguyễn Trung Hưng.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.