An Giang Tổ Chức Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.
Nắm bắt được nhu cầu của nông dân, năm 2014 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang, Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn phối hợp với chính quyền địa phương thị trấn Phú Hòa thực hiện trình diễn mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất.
Mô hình được thực hiện từ tháng 03/2014 tại hộ ông Dương Văn Sắt ở ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, với diện tích ao 2.000 m2.
Sau hơn 6 tháng thả nuôi, vừa qua Trung tâm Khuyến nông An Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn tổ chức hội thảo kiểm tra, đánh giá kết quả mô hình. Kết quả, năng suất cá đạt 2,07 kg/m2, trong đó 75% cá nuôi đạt kích cỡ 9 - 10 con/kg, tỷ lệ sống đạt 85%.
Theo kế hoạch đến tháng 11/2014 sẽ thu hoạch, dự kiến sản lượng đạt 4.136 kg, với giá bán hiện tại 57,500 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận được khoảng 37 triệu đồng.
Ông Phan Phi Hùng - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn cho biết, với ưu điểm dễ thích nghi với môi trường nuôi, phổ thức ăn rộng, sức sinh sản lớn và sức sinh sản tự nhiên trong ao cao nên nông dân có thể tận dụng các ao, đìa sẵn có để nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cá sặc rằn. Mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất là mô hình mới góp phần nâng cao chuỗi giá trị kinh tế về thủy sản, giúp người dân có thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Điều Việt Nam vừa có văn bản khẩn cảnh báo doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu hạt điều về giá cả và thị trường xuất khẩu Trung Quốc.

Một số chủ lồng nuôi khẳng định, cá chết một phần do nguồn nước thải chưa qua xử lý tại khu vực chợ, khu dân cư chạy theo hệ thống cống rãnh đổ xuống khu vực chân cầu Lăng Cô. Bên cạnh đó, một số hộ dân ở thôn Hói Mít, Hói Dừa sau khi lén lút thu hoạch tôm chân trắng đã xả nước thải xuống đầm Lập An, ảnh hưởng đến nguồn nước vùng nuôi cá mú

Xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có làng thanh niên lập nghiệp gồm 100 hộ sinh sống với diện tích đất nông nghiệp gần 550 ha

Dễ trồng, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế rất cao. Đó là đánh giá về hiệu quả trồng cây măng tây xanh của người dân phường Văn Hải, TP Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Quốc đảo Philippines từ lâu đã nổi tiếng là nơi cung cấp dừa và các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới. Một phần ba dân số của Philippines sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp dừa. Nhóm phóng viên VTC16 đã đến tìm hiểu về ngành công nghiệp đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho đất nước này.