Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang tạm dừng xây nhà nuôi yến trong nội thành, nội thị

An Giang tạm dừng xây nhà nuôi yến trong nội thành, nội thị
Ngày đăng: 20/04/2015

Từ hộ nuôi đầu tiên vào năm 2008, sau đó phát triển mạnh ở huyện Thoại Sơn, nhất là thị trấn Óc Eo, đến nay số hộ nuôi chim yến đã lan rộng khắp nơi. Theo thống kê, toàn tỉnh có 49 hộ nuôi với 54 nhà nuôi, trong đó 30 nhà xây riêng biệt và 24 nhà cho chim trú ngụ trên sân thượng, nhiều nhất là ở Thoại Sơn (17 nhà), Long Xuyên (9 nhà), Châu Phú (7 nhà)… Đến nay, nhiều hộ đã thu hoạch tổ yến, có nơi hiệu quả, nơi thì ít, thậm chí không hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn lập kế hoạch nuôi chim yến để làm giàu.

Giá xây nhà cho chim yến không thua nhà ở, đó là chưa nói để dẫn dụ “quý nhân” vào xây tổ phải tốn một khoản tiền không nhỏ. Anh Lê Tấn Hoàng (ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn) - người đang thu hoạch tổ chim yến, thông tin: “Tôi nuôi chim yến từ tháng 9-2013. Căn nhà 190m2 của tôi tốn trên 100 triệu đồng tiền thuê kỹ sư chuyên môn từ TP. Hồ Chí Minh xuống thiết kế nơi ở cùng các thao tác kỹ thuật như âm thanh dẫn dụ, phun sương giữ ẩm…

Đến nay, tôi thu được 4kg tổ yến, hiện còn trên 250 tổ chờ ngày thu hoạch. Nghề này thấy dễ ăn, nhưng không hề đơn giản. Có hộ đã bỏ ra tiền tỷ đầu tư mà chim ít đến, không thu hoạch được”.

Hỏi anh Lê Văn Cường (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) người “mát tay” trong lĩnh vực thủy sản và đang “mê” loài chim giúp nhiều người làm giàu và chuẩn bị nuôi, anh chia sẻ: “Nghề nuôi chim yến lấy tổ phát triển từ lâu ở các tỉnh ven biển, vốn điều kiện không thuận lợi hơn miền ruộng lúa phì nhiêu như An Giang. Nuôi chim yến chỉ tốn đất xây nhà, những khoản khác không đáng kể. Thấy người ta nuôi làm giàu được, sao mình không thử làm, nếu có thất bại thì sẽ là bài học cho thành công sau đó”.

Kết quả kiểm tra của Sở NN-PTNT vừa qua cho thấy, số lượng chim yến trú ngụ trong các nhà nuôi chênh lệch khá xa, nơi hơn 2.000 con/nhà, nhưng có nhà chỉ chừng 50 - 60 con. Khi hỏi người nuôi, đa số không hề biết về công suất của âm thanh đang “hát ru” chim, trang phục bảo hộ lao động, xử lý chất thải và họ tự nuôi, tự quản lý, theo dõi dịch bệnh bằng mắt thường. Phần đông không đăng ký kinh doanh, nhiều hộ có thông báo với địa phương việc nuôi, có người thì thực hiện lấy lệ…

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thoại Sơn Phan Thanh Tùng thông tin: “Nuôi chim yến lấy tổ là nghề đang phát triển trên địa bàn huyện. Về mặt khoa học, loại động vật hoang dã này là bộ phận quan trọng tạo cân bằng sinh thái. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, có giá trị kinh tế rất cao, song, nếu không quy hoạch vùng nuôi, có biện pháp xử lý dịch bệnh, đến khi bùng phát sẽ khó lường.

Dù đang chờ quy định, hướng dẫn mới về quản lý, nuôi chim yến nhưng để phòng trừ dịch bệnh, chúng tôi đã cử cán bộ thú y vận động các hộ nuôi sử dụng thuốc để vệ sinh nơi chim yến ở, nhưng họ ngần ngại không dám làm vì sợ chim bỏ đi. Chúng tôi đề nghị hộ nuôi vệ sinh môi trường xung quanh, không để tiếng ồn của máy và vấn đề liên quan ảnh hưởng đến hộ xung quanh.”

Theo Sở NN-PTNT An Giang, về nuôi chim yến chỉ có Thông tư số 35/2013 của Bộ NN-PTNT nên khó trong việc triển khai thực hiện, trong khi nghề này đang phát triển. Hiện nay, chưa có biểu mẫu đánh giá và hướng dẫn về chế tài xử lý, trong khi nhiều hộ nuôi đang tự phát, nên việc tạm dừng xây nhà nuôi chim yến trong nội thành, nội thị là cần thiết. Khi có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn về quy hoạch, quản lý nuôi chim yến thì với giá từ 20 - 30 triệu đồng/kg tổ yến, nghề này sẽ có điều kiện phát triển hơn.


Có thể bạn quan tâm

Đắk Song Thực Hiện Thắng Lợi Nhiệm Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Đắk Song Thực Hiện Thắng Lợi Nhiệm Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Song, vụ đông xuân 2013-2014, tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày chính trong vụ là 1.165 ha, đạt 101% kế hoạch. Sản lượng lương thực quy thóc trong vụ đạt 1.883 tấn, đạt 115% kế hoạch, tăng 582 tấn so với vụ trước.

04/09/2014
Ghi Nhận Sau Chiến Dịch Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ Bảo Vệ Lúa Mùa Ghi Nhận Sau Chiến Dịch Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ Bảo Vệ Lúa Mùa

Chưa năm nào người nông dân Thái Bình lại chứng kiến nạn sâu cuốn lá nhỏ hoành hành dữ dội như vụ mùa năm nay. Sâu hại trên 100% các giống lúa, trà lúa ở tất cả các huyện, thành phố với mật độ cao gấp 7 - 10 lần so với trung bình nhiều năm.

23/08/2014
Nông Dân Huyện Điện Biên Chăm Sóc Lúa Mùa Nông Dân Huyện Điện Biên Chăm Sóc Lúa Mùa

Cơ cấu giống phần lớn là lúa thơm các loại (bắc thơm số 7, hương thơm số 1, T10) chiếm 50 – 55% diện tích; lúa lai 5 – 10% diện tích; các giống lúa khác (Khang dân, bao thai, nếp N97, IR 352) chiếm 20 – 25% diện tích; còn lại là giống IR 64.

04/09/2014
Tuyển Chọn 3 Giống Lúa Chống Chịu Mặn Tuyển Chọn 3 Giống Lúa Chống Chịu Mặn

Đó là nguồn H (Huế) của Trường đại học Nông lâm Huế và nguồn GSR (siêu lúa xanh) của Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh với giống đối chứng ML 49 trồng phổ biến tại địa phương.

23/08/2014
Mường Chà Được Mùa Ngô Hè Thu Mường Chà Được Mùa Ngô Hè Thu

Những bắp ngô hạt căng tròn, vàng óng trên nương, trái nhà, sân phơi. Tiếng máy tách hạt ngô lách cách bản trên, thôn dưới. Những tiếng gọi nhau í ới, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt đẫm mồ hôi của người nông dân đang phơi ngô quyện lẫn trong hương thơm ngô mới…

04/09/2014