An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.
Theo đó, tại đây đến năm 2020 sẽ phát triển vùng trồng dược liệu 2.000ha và sẽ mở rộng vùng nguyên liệu lên 5.000ha.
Vùng Thất Sơn hiện có 668 loài dược thảo quý hiếm, điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khá thuận lợi để phát triển trồng các cây thuốc.
Bên cạnh xây dựng vùng nguyên liệu, tỉnh sẽ cho nghiên cứu sản xuất giống, quy trình bảo quản, chế biến, chiết xuất các loại dược liệu, đồng thời nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh...
Nguồn bài viết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141114/an-giang-phat-trien-vung-trong-duoc-lieu-o-that-son/671492.html
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Hơn có 6 công vườn, trước đây trồng nhãn da bò. Năm 1990, đầu ra cây nhãn không ổn định, anh Hơn mạnh dạn đốn bỏ trồng chôm chôm Java và chôm chôm nhãn. Bốn năm sau vườn chôm chôm cho thu nhập ổn định, tuy nhiên, nếu để chôm chôm ra hoa mùa thuận thì hàng dội chợ, bán giá không cao.

Hằng năm, từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, do ảnh hưởng của gió bấc, các vùng nuôi trồng thuỷ sản thường bị ảnh hưởng nặng nề của áp thấp nhiệt đới, mưa nắng thất thường, tôm nuôi khó phát triển.

Trong nửa đầu tháng 7/2013, có 2 cuộc họp quan trọng tại ĐBSCL do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì để bàn giải pháp cứu ngành cá tra.

Vụ lúa Đông Xuân 2013 - 2014 được dự báo vẫn còn không ít khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh cũng như những bất lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ lúa gạo. Song, nếu tuân thủ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nông dân chẳng những có được một vụ mùa bội thu, mà còn tiết kiệm được chi phí và giảm đáng kể giá thành sản xuất.

Đây là lần đầu tiên tỉnh Gia Lai tổ chức thả cá ra các ao hồ tự nhiên nhằm tái tạo nguồn cá nước ngọt. Đồng thời hỗ trợ người dân đánh bắt cá theo phương thức truyền thống, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cho người dân sinh sống khu vực gần hồ.