An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.
Theo đó, tại đây đến năm 2020 sẽ phát triển vùng trồng dược liệu 2.000ha và sẽ mở rộng vùng nguyên liệu lên 5.000ha.
Vùng Thất Sơn hiện có 668 loài dược thảo quý hiếm, điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khá thuận lợi để phát triển trồng các cây thuốc.
Bên cạnh xây dựng vùng nguyên liệu, tỉnh sẽ cho nghiên cứu sản xuất giống, quy trình bảo quản, chế biến, chiết xuất các loại dược liệu, đồng thời nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh...
Nguồn bài viết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141114/an-giang-phat-trien-vung-trong-duoc-lieu-o-that-son/671492.html
Có thể bạn quan tâm

Chiều nay 3.9, hàng trăm đại biểu nông dân và cán bộ Hội NDVN xuất sắc đã tề tựu đông đủ tại Thủ đô để tham dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (khai mạc vào ngày mai 4.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).

“Không còn cách nào khác nên chúng tôi phải hành động, trước hết là để sống sót, sau nữa là vực dậy ngành chăn nuôi trong nước. Cả đời gắn bó với con gà, cái máng… giờ gần như phải phá sản, chúng tôi đâu biết làm gì hơn!”.

Diện tích lúa bị bệnh khô vằn ở các tỉnh phía Bắc đang tăng lên đáng kể, tăng 38.000ha so với tuần trước. Nhiều khả năng, dịch bệnh này sẽ lây lan mạnh hơn trong những ngày tới, khi mưa lớn quay trở lại Bắc Bộ.

Tiếp nối thành công từ Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ nhất (2013-2014), từ tháng 10.2014, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) đã tiếp tục phát động cuộc thi lần thứ 2. Theo đánh giá, đây là cuộc thi thiết thực, bổ ích và đặc biệt ra đời đúng thời điểm cả nước đang triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, mà trong đó lấy người nông dân là trọng tâm, chủ thể.

Biết trước được hàng nông sản Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia các hiệp định FTA, TPP, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (VN) đã nêu lên các giải pháp ứng phó, trong đó có bài toán bảo hộ sản xuất trong nước.