An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.
Cá rô phi có tên khoa học là Oreochromis niloticus, được ngư dân tỉnh An Giang thả nuôi từ lâu, nhưng với qui mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên hiện nay đang có nhu cầu xuất khẩu rất mạnh. Hiện đang hấp dẫn các doanh nghiệp và ngư dân thả nuôi.
Để cung ứng cá rô phi giống cho các vùng nuôi xuất khẩu của doanh nghiệp và hộ ngư dân, Trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang đã phối hợp với Công ty New Horizon (Israel) tiếp nhận 150 nghìn con cá rô phi dòng mới (ND34) để nuôi thử nghiệm và tiếp nhận chuyển giao quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính với 10.000 con bố mẹ, cung cấp cho thị trường 100.000 con giống chất lượng, có hình dáng màu sắc đẹp, kích cở đồng đều.
Bên cạnh đó Công ty cổ phần Nam Việt còn đầu tư trại sản xuất con giống để tự cung cấp cho vùng nuôi của công ty và các cơ sở hộ ngư dân, nhằm đảm bảo chất lượng con giống, có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng lớn, năng suất cao
Theo Chi cục thủy sản tỉnh An Giang, Hiện nay thị trường xuất khẩu cá rô phi rất đa dạng sang Đài Loan, Trung Quốc dưới hai dạng cá philê và nguyên con, có giá xuất rất cao, đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng vùng nuôi, tăng số lượng lồng, vèo trên sông, đây còn là hướng đi mới của doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh An Giang.
Đến thời điểm này toàn tỉnh An Giang có 345 hộ ngư dân thả nuôi cá rô phi trong 926 lồng vèo và Công ty Cổ phần Nam Việt đang đầu tư 6 vùng nuôi với 2.532 vèo; Công ty Cổ phần XNK thủy sản An Mỹ thả nuôi 180 vèo, khả năng đạt tổng sản lượng trên 22 nghìn tấn/năm. Hiện nay bình quân mỗi ngày Công ty Nam Việt có công suất chế biến 120 tấn cá nguyên liệu.
Tỉnh An Giang có chủ trương tận dụng hệ thống lồng, vèo, bè nuôi cá trên sông không hiệu quả chuyển đổi sang nuôi thương phẩm cá rô phi, nhằm duy trì và phát triển làng nghề nuôi cá bè truyền thống; Đẩy mạnh sản xuất con giống rô phi chất lượng cao phục vụ cho nuôi thương phẩm và tiến tới quy hoạch vùng nuôi cá rô phi trên sông, đảm bảo môi trường, tăng chất lượng, giá trị sản phẩm và giải quyết lao động an sinh xã hội.
Trước đó UBND tỉnh An Giang đã có quyết định phê duyệt đầu tư nuôi thí điểm 460 vèo cá rô phi trên sông hậu thuộc xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành) của Công ty Cổ phần Nam Việt trong 2 vụ, từ tháng 1/2015 - tháng 3/2016 đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông thủy nội địa, giảm thiểu tác động môi trường và có sự giám sát quan trắc môi trường định kỳ, thu mẫu phân tích các chỉ số ô nhiễm môi trường trong suốt quá trình nuôi thí điểm...
Có thể bạn quan tâm

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.

“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.