An Giang Ngừng Thả Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thực hiện khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, những hộ thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Châu Thành và Châu Phú đã tiến hành thu hoạch tôm, trong đó có 3/11 hộ chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác (theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 336/SNN&PTNT, ngày 10/3/2014).
Ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân ngưng thả nuôi vì tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản mới, không nằm trong quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh; tỷ lệ rủi ro cao và không có đầu ra ổn định.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2015, do thời tiết nắng nóng kéo dài, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định) đạt thấp. Toàn huyện đã đưa vào nuôi các loại thủy sản trên diện tích 462 ha, đạt 78,3% kế hoạch cả năm, giảm gần 158 ha so với cùng kỳ năm trước.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.