An Giang kêu gọi doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn

Diện tích gieo trồng thực hiện theo mô hình liên kết được các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ tăng qua các năm: từ 13.150 ha năm 2011 tăng lên đạt 22.950 ha năm 2012, năm 2013 đạt 34.000 ha và năm 2014 là 32.781ha. Tuy nhiên số HTX, THT tham gia làm đầu mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân còn rất hạn chế, chỉ có chưa tới 8% số HTX tham gia mối liên kết này.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó chủ tịch Lê Văn Nưng nhấn mạnh để hợp tác xã thực sự giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, liên kết sản xuất và góp phần tạo nên thành công trong phát triển cánh đồng lớn trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang rất mong Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục quan tâm, hỗ trợ hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, nhất là quan tâm hỗ trợ về chính sách phát triển hợp tác xã trong thời gian tới.
Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương tiếp tục kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là kêu gọi đầu tư vào phát triển hợp tác xã, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc 8 lĩnh vực (lúa, nấm, chăn nuôi, thủy sản, rau màu, hoa kiểng, cây ăn quả và dược liệu).
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. Khẩn trương sơ kết tình hình triển khai thực hiện cánh đồng lớn, kêu gọi ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn trên địa bàn.
Khẩn trương khắc phục tình trạng một số nơi, chính quyền địa phương còn lơi lỏng trong công tác quản lý hoặc còn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn.
UBND tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và quyết tâm đoàn kết, đổi mới đối với kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng vì yêu cầu phát triển của tỉnh An Giang và vì sự phát triển tất yếu của hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng phát triển hợp tác xã trong tương lai và nhu cầu chính đáng của nhân dân...
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình thâm canh lúa cải tiến tại các địa phương trong tỉnh, kết quả rất khả quan.

Trong 2 ngày (21và 22-8), Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Pleiku tổ chức thả trên 116 ngàn con cá giống ra hồ B công trình thủy lợi Biển Hồ, thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.

Từ kết quả này, trong thời gian tới, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tiếp tục thả nuôi nhiều đối tượng thủy sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại đầm Ô Loan nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái và ổn định sinh kế cho người dân 5 xã sống quanh đầm.