An Giang có 71,71% hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh

Tính riêng khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS bình quân đạt 71,68%, tăng 10,30% so năm 2013; vượt xa mục tiêu cụ thể của CTMT Quốc gia NS và VSMT nông thôn đến cuối năm 2015 (45%). Có 05 huyện có tỷ lệ đạt cao từ 80% trở lên. Còn lại có tỷ lệ đạt từ 70 đến dưới 80%.
Trong 119 xã, đến thời điểm này có 49 xã chưa đạt chỉ tiêu quy định (>75%), chiếm 41,17%. Riêng 17 xã điểm thuộc diện xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS, bình quân đạt 84,38%, trong đó chỉ có 02 xã chưa đạt chỉ tiêu .
Tuy tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS của tỉnh đạt khá cao, vượt mục tiêu cụ thể của CTMT Quốc gia NS và VSMT nông thôn đến cuối năm 2015 nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, đó là: Mức độ thực hiện giữa các huyện, các xã là chưa thật đồng đều, đặc biệt những vùng có đông đồng bào dân tộc như: Huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, tỷ lệ đạt là rất thấp cho thấy ý thức thực hiện chưa cao; Chỉ tiêu này có tính biến động lớn theo từng thời điểm (do tăng - giảm số lượng hộ nuôi; tính bền vững của chuồng trại hoặc các công trình khí sinh học được xây dựng…) chưa thật sự ổn định, bền vững. Do đó, các ngành các cấp cần tập trung thực hiện công tác tuyên truyền vận động, hỗ trợ các hộ chăn nuôi phải có chuồng trại ổn định, đảm bảo vệ sinh, khuyến khích hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.