Ăn gian trọng lượng tôm bằng chiêu bơm hóa chất

Để thu được lợi nhuận cao, một số cơ sở kinh doanh thủy sản đã bơm hóa chất lạ vào tôm nhằm mục đích tăng trọng lượng một cách bất chính.
Ngày 26/7, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế đã phát hiện và bắt quả tang hai cơ sở đang sử dụng tạp chất lạ để bơm vào tôm sú.
Theo đó, 2 cơ sở kinh doanh là Thân Huệ do ông Lê Văn Thân ( 47 tuổi) làm chủ và Hồng Nhung do ông Võ Mạnh Hùng (45 tuổi) làm chủ cùng có địa chỉ tại đường Kinh Dương Vương, tổ dân phố Tân Dương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.
Đây là 2 cơ sở hoạt động từ năm 2012, thường xuyên thu mua tôm chết, bơm tạp chất nhằm tăng trọng lượng rồi cung cấp cho các nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng Công an đã bắt quả tang các nhân viên của các cơ sở sử dụng kim tiêm để đưa mẫu tạp chất màu trắng đục vào thân tôm. Lực lượng công an đã thu giữ tang vật gồm 150kg tôm sú đã chết, 202 kg tạp chất và 80 kim tiêm.
Hiện lực lượng công an đã tiến hành gửi mẫu phân tích kiểm nghiệm thực phẩm để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định

Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, cây tếch được Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk trồng trên diện tích rừng khộp nghèo kiệt.
Ngày 21/4, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã phối hợp với quận Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác giữa 2 địa phương.