Ăn gian trọng lượng tôm bằng chiêu bơm hóa chất

Để thu được lợi nhuận cao, một số cơ sở kinh doanh thủy sản đã bơm hóa chất lạ vào tôm nhằm mục đích tăng trọng lượng một cách bất chính.
Ngày 26/7, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế đã phát hiện và bắt quả tang hai cơ sở đang sử dụng tạp chất lạ để bơm vào tôm sú.
Theo đó, 2 cơ sở kinh doanh là Thân Huệ do ông Lê Văn Thân ( 47 tuổi) làm chủ và Hồng Nhung do ông Võ Mạnh Hùng (45 tuổi) làm chủ cùng có địa chỉ tại đường Kinh Dương Vương, tổ dân phố Tân Dương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.
Đây là 2 cơ sở hoạt động từ năm 2012, thường xuyên thu mua tôm chết, bơm tạp chất nhằm tăng trọng lượng rồi cung cấp cho các nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng Công an đã bắt quả tang các nhân viên của các cơ sở sử dụng kim tiêm để đưa mẫu tạp chất màu trắng đục vào thân tôm. Lực lượng công an đã thu giữ tang vật gồm 150kg tôm sú đã chết, 202 kg tạp chất và 80 kim tiêm.
Hiện lực lượng công an đã tiến hành gửi mẫu phân tích kiểm nghiệm thực phẩm để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương (CT) vừa tổ chức Lễ tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) cấp quốc gia - 2015. Đợt này, tỉnh Bình Định có 5 sản phẩm được tôn vinh.

Festival Nông nghiệp TPHCM 2015 đông nghẹt người. Bên trong lối vào chính, chị Hòa, một nông dân ở huyện Hóc Môn khoe bán mỗi ngày gần 20 chậu mai. Theo chị, festival có chút trở ngại về thời tiết. Hai ngày đầu mưa lớn, khách dự festival không đông.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị phát hiện có chất kháng sinh cấm và không đảm bảo an toàn thực phẩm nhiều hơn so với cả năm 2014.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 xuống còn khoảng 2,9 tỉ đô la Mỹ, tức là giảm đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ so với năm 2014 và giảm 300 triệu đô la Mỹ so với mức dự báo mà VASEP đưa ra vào đầu tháng 7-2015.

Vịt là đối tượng nuôi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gắn liền với hệ thống canh tác lúa nước. Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.