Ăn gian tới 91,3% lượng kẽm trong sản phẩm phân bón của Công ty Thuận Phong

Để làm rõ vi phạm của công ty CP Sản xuất và Thương mại Thuận Phong ( công ty Thuận Phong ), các cơ quan chức năng tỉnh đồng Nai đã lấy mẫu giám định đối với 29 loại sản phẩm của công ty này tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 thuộc Bộ khoa học và Công nghệ.
Theo kết quả giám định, chỉ có 9 mẫu phân bón có kết quả các chỉ tiêu thành phần dĩnh dưỡng đạt mức công bố của doanh nghiệp.
19 mẫu còn lại không đạt các chỉ tiêu chất lượng.
Cụ thể, phân bón vi lượng Bo với Bo là chất chính trong thành phần dinh dưỡng của sản phẩm được công ty Thuận Phong công bố mức chất lượng tới 30.000ppm.
Tuy nhiên, kết quả giám định cho thấy, hàm lượng Bo chỉ đạt 20% so với con số mà doanh nghiệp công bố.
Nghiêm trọng hơn, đối với loại phân bón cao cấp vi lượng kẽm, kết quả giám định thành phần chất chính là kẽm chỉ đạt 1.310ppm; trong khi đó, doanh nghiệp công bố tới 15.000ppm.
Như vậy, công ty Thuận Phong đã “ăn gian” tới 91,3% hàm lượng kẽm trong sản phẩm phân bón cao cấp vi lượng này.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Ngò 1, xã Đồng Kỳ như vui hơn. Mấy năm trước, không may ông Sơn mắc bệnh, sức khỏe suy giảm, gánh nặng cơm áo dồn cả lên vai người vợ tảo tần. Cuộc sống gia đình vì thế càng khó khăn. Ðược chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngoài chăn nuôi bò sinh sản, vợ chồng ông tận dụng diện tích ruộng sẵn có luân canh gối vụ lúa, củ đậu, khoai tây…

Trong đó, huyện Tân Yên đạt 100% kế hoạch; Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang, TP Bắc Giang gần hoàn thành. Hiện nay, ngành nông nghiệp tiếp tục đôn đốc các huyện miền xuôi khuyến cáo nông dân tập trung gieo cấy diện tích còn lại xong trước ngày 10-3; chăm sóc trà lúa đã cấy, tránh những tác động tiêu cực của thời tiết khi lúa trỗ như gió tây nóng, lũ tiểu mãn... Riêng huyện Lục Ngạn, Sơn Động sẽ hoàn thành gieo cấy trong tháng 3.

Sản lượng tôm giống hàng năm do doanh nghiệp sản xuất lên đến hàng tỷ post, cung cấp nhu cầu nuôi tôm thương phẩm cho nhiều thị trường trọng điểm trên cả nước… Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Lê Tiến Phương đánh giá cao kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty CP Thủy sản Việt Úc, từng bước nâng tầm thương hiệu tôm cho Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.

Thời điểm đó đầu tư tiền tỷ để trồng 1 ha lan là rất phiêu lưu, bởi lan là loài hoa rất khó tính, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm và quy trình chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnh. Theo ông Minh, lan “khó tính” nên phải tạo môi trường xung quanh mát mẻ, ánh sáng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ... Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc quan trọng nhất là kích thích cho lan ra hoa đúng thời điểm để phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, mặc dù đây là một tín hiệu tích cực so với đợt rà soát lần trước, nhưng việc áp thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam là hết sức vô lý và VASEP sẽ tiếp tục có văn bản gửi DOC phản đối về quyết định này.