Ăn gian tới 91,3% lượng kẽm trong sản phẩm phân bón của Công ty Thuận Phong

Để làm rõ vi phạm của công ty CP Sản xuất và Thương mại Thuận Phong ( công ty Thuận Phong ), các cơ quan chức năng tỉnh đồng Nai đã lấy mẫu giám định đối với 29 loại sản phẩm của công ty này tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 thuộc Bộ khoa học và Công nghệ.
Theo kết quả giám định, chỉ có 9 mẫu phân bón có kết quả các chỉ tiêu thành phần dĩnh dưỡng đạt mức công bố của doanh nghiệp.
19 mẫu còn lại không đạt các chỉ tiêu chất lượng.
Cụ thể, phân bón vi lượng Bo với Bo là chất chính trong thành phần dinh dưỡng của sản phẩm được công ty Thuận Phong công bố mức chất lượng tới 30.000ppm.
Tuy nhiên, kết quả giám định cho thấy, hàm lượng Bo chỉ đạt 20% so với con số mà doanh nghiệp công bố.
Nghiêm trọng hơn, đối với loại phân bón cao cấp vi lượng kẽm, kết quả giám định thành phần chất chính là kẽm chỉ đạt 1.310ppm; trong khi đó, doanh nghiệp công bố tới 15.000ppm.
Như vậy, công ty Thuận Phong đã “ăn gian” tới 91,3% hàm lượng kẽm trong sản phẩm phân bón cao cấp vi lượng này.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, Hương Trà (Thừa Thiên Huế) thả nuôi 306 ha thuỷ sản các loại như: cá kình, tôm sú, tôm rảo, cua…, tập trung chủ yếu ở 2 xã Hải Dương và Hương Phong.

Sáng 27/9, tại UBND xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, Tiểu Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là CRSD) Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP trên 4 ao nuôi tôm tại xã Ninh Phú.

Cồi điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đúng yêu cầu cùng với sản phẩm có chứa độc tố Lipophilic là 2 lý do Liên minh châu Âu (EU) mới khuyến nghị Việt Nam ngưng xuất các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống ngư dân Bình Thuận…

Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.