Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấn Độ Vẫn Còn Giữ Vị Trí Tốt Tại Mỹ, Bất Chấp Việc Vẫn Phải Đóng Thuế

Ấn Độ Vẫn Còn Giữ Vị Trí Tốt Tại Mỹ, Bất Chấp Việc Vẫn Phải Đóng Thuế
Ngày đăng: 05/06/2013

Ấn Độ buộc phải đóng một mức thuế nhất định khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, cũng giống như một số nước châu Á khác.

Tuy nhiên, trong khi hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm giảm sản lượng sản xuất ở các nước khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ vẫn còn chỗ đứng trong cuộc chơi, theo các nguồn tin cho biết.

Vào ngày 29/5, Bộ Thương Mại Mỹ đã công bố mức thuế đối kháng sơ bộ, trong đó mức thuế dành cho toàn Ấn Độ là 5,91%.

Devi Fisheries and Devi Seafoods được đưa ra mức 6,10% và 5,72% tương ứng.

"Mức thuế bổ sung này chắc chắn sẽ tạo thêm một gánh nặng [và] không tốt cho ngành công nghiệp tôm ​​Ấn Độ, một ngành phát triển nhanh chóng nhờ việc áp dụng nuôi tôm thẻ chân trắng", ông Sree Atluri, một trong các nhà điều hành của Devi Seafoods cho biết.

Ấn Độ hiện nay "chắc chắn đang bị đặt vào thế bất lợi về giá cả, khi bán tôm cho người Mỹ", ông trao đổi với Undercurrent News.

Tuy nhiên, Ấn Độ "cũng có lợi thế khi có được lượng sản xuất tốt và sẵn sàng cung cấp cho thị trường trong khi các nước sản xuất tôm khác gặp vấn đề trong việc cung cấp", ông Atluri nói.

EMS, dịch bệnh đang hoành hành ở Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia, và vấn đề nguồn cung cấp là hai vấn đề quan trọng nhất đối với ngành tôm, ông Atluri và các nhà đốc điều hành khác cho biết khi được hỏi ý kiến ​​bởi Undercurrent News.

Khi được hỏi liệu EMS và nguồn cung cấp có phải là một vấn đề lớn so với các mức thuế, một trong những nhà cung cấp khẳng định một cách đơn giản: "Chính xác là như vậy"

Việt Nam với mức thuế 6,07% cũng sẽ là một thách thức khi họ đang đối mặt với những hạn chế về nguyên liệu tương tự như Thái Lan, một nhà cung cấp Thái Lan cho biết dựa trên sự đề cập đến tác động của EMS lên ngành công nghiệp này. "Tôi đoán họ sẽ tập trung nhiều hơn cho việc xuất khẩu sang châu Âu", ông trao đổi với Undercurrent News.

Đối với Thái Lan, một quốc gia cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi EMS, ngoài việc Marine Gold Products được miễn thuế và các nhà xuất khẩu khác sẽ phải chịu thuế 2,09%, mức thuế này có thể được điều chỉnh giảm thêm.

Mức thuế 2,09% đối với Thái Lan, ngoại trừ Marine Gold Products, ở mức tối thiểu đồng nghĩa với thách thức nhiều hơn nữa dành cho Thái Lan khi xem xét tình hình nguyên liệu hiện nay", ông Jim Gulkin, giám đốc điều hành của Siam Canadian Foods, một nhà cung cấp hải sản đông lạnh của Thái Lan tại Bangkok cho biết khi được hỏi về mặt tác động.

"Cùng với sự cải thiện về mặt vận chuyển trong tương lai, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, mức thuế tối thiểu cũng là một cơ hội tốt, sau khi đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng Tám.

Nhập khẩu từ Ấn Độ

Từ tháng 1 cho tới tháng 3, Mỹ nhập khẩu 17.443 tấn tôm từ Ấn Độ, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này đưa Ấn Độ lên vị trí thứ ba, đứng trước Indonesia, với 17.442 tấn, sau Thái Lan và Ecuador, với 23.806 tấn và 17.615 tấn tương ứng.

"Lượng xuất khẩu từ Ấn Độ sang Mỹ có thể sẽ suy giảm nhẹ, nhưng xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái dự kiến ​​sẽ vẫn tiếp tục," ông Atluri khẳng định


Có thể bạn quan tâm

Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

25/02/2015
“Thủ Phủ” Dê Núi “Thủ Phủ” Dê Núi

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

25/02/2015
Công Nghệ Cao Trên Vùng Đất Núi Công Nghệ Cao Trên Vùng Đất Núi

Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.

25/02/2015
Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận) Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận)

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

25/02/2015
Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

25/02/2015