Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấn Độ Và Israel – Phát Triển Tôm Đực Nước Ngọt

Ấn Độ Và Israel – Phát Triển Tôm Đực Nước Ngọt
Ngày đăng: 20/01/2014

Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ. Được phát triển bởi Giáo sư Amir Sagi từ Trường ĐH Ben Gurion ở Negev, Israel, phương pháp mới này cho phép ngư dân nuôi toàn giống tôm đực với sản lượng gấp 3 lần so với tôm cái trong khoảng thời gian là 6 tháng mà không thay đổi gen hay sử dụng bất kì hóa chất hoặc hóc-môn nào.

Ông M. Shaji, phó giám đốc của MPEDA cho biết, trong khi tôm cái chỉ tăng từ 15-25 gram trong 6 tháng thì tôm đực tăng từ 80-130 gram. Ở Andra Pradesh, 1 trạm nuôi duyên hải phía Đông Ấn Độ, MPEDA đang thực hiện những dự án thử nghiệm ở Manikonda, gần Vijayawada, phối hợp với Trung tâm nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi. Kết quả là tràn đầy hứa hẹn. Bây giờ MPEDA đang bắt tay vào công cuộc canh tác thương mại bằng việc sử dụng phương pháp mới tại các ngư trại tư nhân ở Bang Kerala, gần Muthalamada Quận Palakkad.

Với công nghệ mới này, một nông dân có thể thu được 2-3 tấn tôm/ ha mỗi năm. Nếu 2000 héc ta ao nuôi được chuyển đổi sang nuôi tôm đực và nếu mỗi kg tôm giá 8$ thì doanh thu của các ao nuôi có thể đạt là 32,5 triệu đô la. Ông Sagi-tư vấn viên giám sát các dự án ở Andhra Pradesh nói: “Ấn Độ là quốc gia tiên phong ứng dụng công nghệ này và bây giờ là Việt Nam, Trung Quốc, Myanma”

Xem thêm: Israeli Technology to Revolutionise India’s Prawn Farming


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi quy mô lớn và bài toán bảo vệ môi trường Chăn nuôi quy mô lớn và bài toán bảo vệ môi trường

Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở một số vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.

20/05/2015
Yên Lập năng suất lúa chiêm xuân ước đạt trên 55 tạ/ha Yên Lập năng suất lúa chiêm xuân ước đạt trên 55 tạ/ha

Từ trung tuần tháng 5, một số xã của huyện Yên Lập bắt đầu thu hoạch lúa chiêm xuân, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha, cao hơn vụ trước khoảng 0,5 tạ/ha.

20/05/2015
Phòng, chống nắng nóng và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi Phòng, chống nắng nóng và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;

20/05/2015
Trồng đậu phụng trên đất lúa chuyển đổi cho năng suất cao Trồng đậu phụng trên đất lúa chuyển đổi cho năng suất cao

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

20/05/2015
Hải Lăng thành công với giống lúa mới trên cánh đồng lớn Hải Lăng thành công với giống lúa mới trên cánh đồng lớn

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

20/05/2015