Ấn Độ Tăng Mạnh Nhập Khẩu Thanh Long Của Việt Nam

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), trái cây thanh long đã trở thành một hiện tượng gây sốt ở Ấn Độ, với lượng nhập khẩu tăng gần 20 lần trong 2 tháng qua.
Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.
Trái thanh long thuộc cây họ xương rồng, bắt đầu được tiêu thụ phổ biến tại các đô thị, đặc biệt là ở miền Nam Ấn Độ. Thanh long trồng tại Ấn Độ có giá bán rẻ hơn so với nhập khẩu nhưng mùa vụ chỉ kéo dài khoảng 5 tháng trong năm trong khi tại Việt Nam gần 10 tháng trong năm.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ lớn nhưng mới chỉ mở cửa cho nhập khẩu thanh long Việt Nam từ đầu năm nay. Đáng chú ý, thanh long Việt Nam xuất sang nước này không cần phải chiếu xạ và xử lý hơi nước nóng nên việc thâm nhập thị trường này không quá khó.
Thanh long được sử dụng như món tráng miệng yêu thích tại các khách sạn cao cấp của Ấn Độ do dáng vẻ kỳ lạ của nó. Ngoài ra, loại trái cây này cũng nhanh chóng được ưa chuộng trong giới trung lưu và một số tầng lớp khách hàng khác tại Ấn Độ.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/an-do-tang-manh-nhap-khau-thanh-long-cua-viet-nam.html
Có thể bạn quan tâm

Xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có nhiều nông dân làm giàu từ trồng cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn… Tuy nhiên, cũng có một số người thành công nhờ mô hình VAC

Giải pháp nâng cao năng suất tôm càng xanh bằng việc bẻ càng để được tôm loại 1 của ông Nguyễn Văn Đoàn đang được nhiều nông dân áp dụng, mang lại hiệu quả

Kiên tâm, nhẫn nại, ham học hỏi và quan trọng nhất là không bỏ cuộc là bí quyết thành công của những nông dân xuất sắc.

Để có được giống quý này, anh phải lặn lội sang Malaysia, nhờ người quen hướng dẫn đến một vườn sầu riêng để mua bo (mắt ghép) mang về nhân giống.

Mới ở tuổi 34, nhưng anh Nguyễn Văn Tú ở đội 2, thôn Trung Hoà, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên đã khá nổi danh trong nghề nuôi trồng nấm ăn