Ấn Độ Áp Dụng Chương Trình Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Của FDA

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết Ấn Độ đang áp dụng một số biện pháp của FDA nhằm tăng cường chất lượng tôm XK sang thị trường Mỹ.
Theo Phó Giám đốc điều hành Phòng An toàn thực phẩm - Trung tâm An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng của FDA, tháng 4/2010, FDA đã cử đoàn chuyên gia nuôi trồng thủy sản sang đánh giá hệ thống kiểm soát dư lượng thuốc thú y trong thủy sản chuẩn bị XK sang Mỹ. Động thái này xuất phát từ những cáo buộc của Liên minh Tôm miền nam Mỹ (SSA) về dư lượng kháng sinh cao trong các lô tôm của một DN XK. Các lô hàng tôm đã hai lần bị cảnh báo NK. SSA là hiệp hội gồm 8 nhà khai thác và chế biến tôm đã vận động thành công việc áp thuế chống bán phá giá các sản phẩm tôm Ấn Độ NK vào Mỹ.
FDA cũng cung cấp thêm thông tin về nỗ lực của cơ quan này đối với việc giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI), từ đó đến nay, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ. Hiện tất cả các trại tôm đã đăng ký tại Ấn Độ đều được thanh tra trước khi thu hoạch. Các nhà chế biến XK không được phép mua tôm chưa qua kiểm định trước thu hoạch. Cơ quan kiểm định sẽ không chọn ngẫu nhiên một số mẫu tôm mà tiến hành kiểm tra tất cả các lô hàng XK sang Mỹ.
Tôm XK sang thị trường EU cũng chịu hình thức kiểm tra tương tự. DN XK không được mua tôm chưa qua kiểm định trước thu hoạch và các lô hàng XK không được phép thông quan khi chưa có chứng nhận kiểm định.
Năm 2010, chương trình kiểm định của FDA đã phát hiện chất nitrofuran và các chất chuyển hóa có liên quan trong 2,9% tổng số tôm và các sản phẩm từ tôm của Ấn Độ, giảm đáng kể so với kết quả năm 2009. Theo FDA, kết quả này là nhờ áp dụng các biện pháp của FDA như chương trình lấy mẫu và kiểm định mức dư lượng kháng sinh đối với toàn bộ số tôm XK sang Mỹ. Tuy nhiên cơ quan này chưa thể khẳng định liệu biện pháp trên có giải quyết triệt để tình hình lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm hay không.
Dù luôn khẳng định tăng cường kiểm tra không phải là biện pháp tốt nhất để đẩy lùi các chất độc hại trong thủy sản nuôi, nhưng FDA vẫn đánh giá đây là biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề. Và trường hợp của Ấn Độ là một ví dụ khi nước này không gặp thêm cảnh báo NK nào trong 7 tháng qua
Có thể bạn quan tâm

Giữa cái nắng gay gắt, bước vào vườn dưa lưới trồng phủ bạt với dàn cây xanh mướt mắt, trái lủng lẳng sắp đến ngày thu hoạch ai cũng trầm trồ, thích thú…

Lên Tây Nguyên cắm chốt trong rừng cà phê, về đồng bằng đón hoa keo lá tràm, quanh năm sống tạm bợ trong lều tạm. Đấy là cuộc sống của những người nuôi ong lấy mật.

Từ ngày 18/10 đến 20/10/2013, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại TP. tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, Hội viên Hội Làm vườn và khuyến nông viên các quận huyện tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm sản xuất trong phát triển rau VietGAP và an toàn thực phẩm, hoa kiểng kết hợp khai thác du lịch sinh thái cộng đồng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ qua đó giúp cho nông dân TP.HCM có dịp trao đổi, học tập những mô hình hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh về phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương. Trong 03 ngày đoàn được tham quan các mô hình như vườn hoa địa lan Anh Quỳnh với diện tích khoảng 6000m2, 20.000 chậu, 12 giống địa lan các loại được nhập từ các nước như Úc, Nhật…

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của Bắc Giang rất lớn. Nếu khai thác diện tích mặt nước hợp lý kết hợp đưa giống mới, đầu tư thâm canh, gối vụ thì năng suất, giá trị thuỷ sản sẽ cao hơn rất nhiều.

Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk góp 95% vốn) vừa triển khai dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn với hơn 2.490ha đất xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 20.000 con bò sữa.