Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ăn Cơm Nhà Vận Động Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ăn Cơm Nhà Vận Động Xây Dựng Nông Thôn Mới
Ngày đăng: 03/12/2014

Là một người có uy tín trong đồng bào dân tộc ở địa phương, thời gian qua, ông K’Bier ở thôn Hawai xã Tu Tra, Đơn Dương luôn nhiệt tình hăng hái bỏ công sức, thời gian của mình để vận động bà con xây dựng nông thôn mới, góp phần làm cho quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Gần 10 năm làm trưởng thôn và hiện đang là Đại biểu HĐND huyện Đơn Dương (nhiệm kỳ 2011 - 2016), ông K’Bier đã có nhiều đóng góp cho người dân trong buôn làng mình.

Hiện nay, với phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, ông K’Bier lại không quản ngại khó khăn vất vả, tranh thủ thời gian sớm tối đi tuyên truyền vận động để bà con đồng bào trong thôn tích cực chung tay góp sức xây dựng quê hương buôn làng ngày càng khởi sắc. Lúc đầu nói đến xây dựng nông thôn mới thì kể cả bản thân ông cũng còn “mù mờ” chưa hiểu.

Nhưng qua một số lớp tập huấn do địa phương tổ chức cũng như nhờ nỗ lực học hỏi, tìm hiểu qua sách, báo, tài liệu… nên ông K’Bier đã dần nắm được mục tiêu, ý nghĩa to lớn của chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó, ông đã nhiệt tình chia sẻ cho người dân để họ hiểu về nông thôn mới và chung tay thực hiện.

Để công tác tuyên truyền hiệu quả ông đã đến từng nhà hoặc đến tận vườn, nơi người dân đang lao động sản xuất để giải thích về mục đích, ý nghĩa của chương trình, từ đó, người dân hiểu và tự nguyện đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Ông K’Bier cho biết: “Thôn Hawai của mình có 100% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên việc vận động nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới là một bài toán khó. Mặt khác, một số hộ dân còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại.

Nhưng qua quá trình bền bỉ tuyên truyền, giải thích, đa số người dân đã hiểu và tự giác đóng góp công sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Người dân cũng đã hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, mình làm để mình hưởng không trông chờ ý lại sự hỗ trợ của Nhà nước nữa”. Thời gian qua với sự tuyên truyền vận động của ông K’Bier, người dân thôn Hawai đã đồng lòng hiến hàng ngàn mét đất, ngày công lao động và cây trồng để đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Vì vậy, bộ mặt nông thôn nơi đây đang ngày một đổi thay.

Ngoài sự nhiệt tình tận tụy trong phong trào xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, ông K’Bier đã không ngừng nỗ lực học hỏi để giúp người dân trong thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống.

Muốn để người khác nghe theo thì mình phải làm trước, vì vậy, ông đã phát triển kinh tế gia đình với hơn 2,5ha cà phê, 2ha trồng lúa nước và 0,5ha trồng hoa màu. Ngoài ra, ông cũng phát triển chăn nuôi với 7 con bò vỗ béo, hàng chục con heo và gà. Bình quân tổng thu nhập hàng năm của gia đình ông gần 500 triệu đồng.

Từ đó, ông đã tuyên truyền, vận động và giúp đỡ các hộ dân chuyển đổi diện tích trồng lúa một vụ hay trồng bắp không hiệu quả sang trồng rau màu và từng bước áp dụng làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Những diện tích cà phê già cỗi, ông K’Bier đã vận động người dân cải tạo và ghép chồi để tăng năng suất.

Để góp phần giúp người dân xây dựng văn hóa ở khu dân cư, ông K’Bier đã vận động bà con từ bỏ những hủ tục lạc hậu như nạn tảo hôn; mê tín dị đoan; ăn uống linh đình trong các dịp ma chay, cưới hỏi; vận động các cặp vợ chồng sinh ít con để nuôi dạy cho tốt, cho con đi học đúng độ tuổi, không bỏ học giữa chừng. Bản thân vợ chồng ông cũng đã gương mẫu đi đầu và chỉ sinh hai con.

Người con trai đầu hiện đang học đại học còn con gái nhỏ đang học tiểu học. Hiện nay, sau hơn 10 năm làm trưởng thôn, ông K’Bier đã xin nghỉ để làm công tác khác nhưng sự nhiệt tình, cống hiến và đóng góp cho đồng bào tại địa phương thì không hề thuyên giảm. Đồng thời ông làm tròn trách nhiệm của Đại biểu HĐND, luôn gần gũi lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân các đồng bào dân tộc tại địa phương để đề đạt với cấp trên.

Nhận xét, đánh giá về ông K’Bier, ông Trần Quang Tuấn - Bí thư Đảng ủy xã Tu Tra cho biết: “K’Bier là một người hiểu biết, nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

Là người có uy tín, có tiếng nói trong đồng bào dân tộc địa phương nên các cuộc vận động đều được anh triển khai đến người dân một cách hiệu quả, tiêu biểu là việc tuyên truyền vận động phong trào xây dựng nông thôn mới”. Với những đóng góp và cống hiến của mình, ông K’Bier đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành trong tỉnh, xứng đáng là gương sáng để nhiều người con của buôn làng khác noi theo.

Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201411/an-com-nha-van-dong-xay-dung-nong-thon-moi-2378452/


Có thể bạn quan tâm

Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn

Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn (hàm lượng dinh dưỡng), chủng loại thức ăn (hỗn hợp dạng viên), nhiệt độ môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe và sinh lý của con vật, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi (nuôi nhốt, nuôi thả)...

18/08/2015
Thành phố Cà Mau triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm Thành phố Cà Mau triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm

Chiều 14/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau chọn ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm trên diện tích hơn 139 ha, với 72 hộ dân tham gia.

18/08/2015
Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra

Là cây trồng đặc sản nổi tiếng, khoai lang Ngọc Vừng có vị thơm, ngọt đặc biệt, củ to, được du khách ưa chuộng. Trong những năm qua, dù được đầu tư phát triển thế nhưng cây trồng đặc sản này đang gặp khó khăn do đầu ra không ổn định.

18/08/2015
Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái) Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái)

Xã Viễn Sơn (Yên Bái) có diện tích trồng quế lớn nhất, nhì huyện Văn Yên. Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. đồng bào Dao nơi đây coi cây quế như một sản vật truyền thống.

18/08/2015
Được giá, được mùa bí xanh trái vụ Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

18/08/2015