78 Hộ Chăn Nuôi Đầu Tiên Được Cấp Chứng Nhận VietGAHP

Ngày 19–12, 78 hộ chăn nuôi đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được Ban quản lý Dự án Lifsap tỉnh trao giấy chứng nhận VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt).
Các hộ này nằm trong chương trình hỗ trợ của Dự án Lifsap nhằm nâng cao khả năng canh tranh thông qua cải tiến năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo hướng sạch từ trang trại đến bàn ăn.
Dự án Lifsap được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới và được triển khai thực hiện tại 12 tỉnh, thành trong cả nước. Tại Đồng Nai, Ban quản lý Dự án Lifsap tỉnh đã chọn 78 hộ ở 3 vùng GAHP, gồm các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và TX.Long Khánh để thực hiện thí điểm.
Hiện Dự án Lifsap đã thành lập được 52 nhóm GAHP với trên 1.000 hộ chăn nuôi tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Cây mắc ca đã được trồng thí điểm ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vài năm nay nhưng nông dân không biết hiệu quả của loại cây này đến đâu. Vì vậy, việc UBND huyện Khánh Sơn thận trọng trong phát triển cây mắc ca là điều cần thiết.

Trước những diễn biến bất lợi về thời tiết, Phòng NN&PTNT huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn vùng quy hoạch để giúp nông dân thực hiện mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa.

Những năm gần đây, người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La) đã biết trồng cây ớt làm hàng hóa. Tuy diện tích chưa nhiều nhưng bà con tận dụng đất vườn hoặc đất nương gần nhà để trồng loại cây này làm nguồn thu nhập thêm cho gia đình.

Từ khu đất bỏ hoang hơn 10 năm nay, anh Võ Thanh Sơn (Vạn Khánh, Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã mạnh dạn cải tạo để trồng thanh long. Sau hơn 1 năm chăm sóc, cây thanh long bước đầu đã cho thu nhập, hứa hẹn hiệu quả kinh tế.

Thanh Lương là xã trọng điểm về diện tích cây ăn trái của thị xã Bình Long (Bình Phước), bao gồm các loại cây như: nhãn, quýt đường, cam, bưởi, chanh. Trong đó nhãn chiếm khoảng 400ha tập trung chủ yếu ở ấp Thanh An.