730 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Bị Dịch Bệnh

Đây là số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT về tình hình dịch bệnh trên cá tra tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang từ đầu năm đến nay.
Nguyên nhân do các địa phương chưa có kế hoạch hoặc chưa bố trí đủ kinh phí nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh cho cá tra. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tăng và mức độ thâm canh cao; nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân lại không xử lý môi trường nước ao bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ, bệnh này có thể gây chết lên đến 90% số cá mang bệnh.
Hơn nữa, trong thời gian qua, các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định, hàng rào kỹ thuật gây khó khăn cho việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Đồng thời, thanh tra các nước có báo cáo và yêu cầu Việt Nam cần có kết hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trên cá tra.
Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015 - 2020, với mục tiêu: hằng năm có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống và đến năm 2015 có ít nhất 80% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được giám sát dịch bệnh và kiểm soát việc dùng thuốc kháng sinh, vắc xin. Nguồn kinh phí cho hoạt động phòng dịch này từ ngân sách trung ương và địa phương.
Nguồn bài viết: http://www.thuysanvietnam.com.vn/730-ha-dien-tich-nuoi-ca-tra-bi-dich-benh-article-10151.tsvn
Có thể bạn quan tâm

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.

Lần đầu tiên tại ĐBSCL có nông dân chưa học hết cấp 3 được cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền. Không phải là kỹ sư, bác sĩ hay nhà khoa học, nhưng các kỹ sư, nhà khoa học thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của ông. Ông là Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” trên đất Bạc Liêu.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, nước lũ ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu đang xuống chậm. Trong 5 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu tiếp tục xuống chậm, khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười ít biến đổi trong vài ngày nữa sau đó cũng xuống chậm