7 mã hàng tôm xuất sang Hàn Quốc có thuế XK 0%

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm.
Cụ thể, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế, trong khi hiện nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Hàn Quốc. Do vậy, ưu tiên của Hàn Quốc đối với tôm Việt Nam tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm sản phẩm chế biến có mã HS 1605 là mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh.
Tuy nhiên, điều khiến ông Dũng băn khoăn hơn cả là hiện nay, mặt tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc với 2 mã HS là 03 và 1065 nhưng VASEP chưa có “trong tay” mức thuế cụ thể tính cho từng mặt hàng (trong hạn ngạch 15.000 tấn) như thế nào. “Bởi thế, không phải chúng ta hoàn toàn tận dụng được cơ hội này”, ông Dũng nói.
Với băn khoăn trên của doanh nghiệp, bà Đào Thu Hương, Trưởng phòng Hội nhập tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho hay, trong quá trình đàm phán, Việt Nam cũng đã lưu ý vấn đề bị khống chế về mã hàng xuất khẩu. Do vậy, chúng ta đã đạt được thỏa thuận, có 7 mã hàng tôm được cam kết trong hạn ngạch.
“Mình được quyền lựa chọn mã hàng để xuất khẩu, đồng thời không bị khống chế về số lượng, miễn sao tổng 7 mã hàng không quá hạn ngạch là được. Thậm chí, nếu chỉ xuất khẩu một mã hàng với hạn ngạch 15.000 tấn cũng được”, bà Hương cho biết.
Điều quan trọng hơn nữa được bà Hương cung cấp, khi Hiệp định có hiệu lực, thuế suất mặt hàng này sẽ về 0% ngay lập tức.
Theo VASEP, Hàn Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc. Trong 5 năm qua, NK tôm Việt Nam vào Hàn Quốc duy trì sức tăng trưởng khả quan. Tôm Việt Nam chiếm tới 44% thị phần tại Hàn Quốc trong năm 2014. Trung Quốc đứng thứ 2 về cung cấp tôm cho Hàn Quốc với 22%, Thái Lan đứng thứ 3 với tỷ trọng 7%.
Thế nhưng tôm được xếp vào nhóm hàng hóa nhạy cảm cao nên Hàn Quốc áp dụng mức thuế lên tới 20% cho các sản phẩm tôm nhập khẩu vào nước này.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.

Cây lúa là loại cây trồng truyền thống, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong tỉnh. So với thời điểm tái lập tỉnh đến nay, diện tích lúa đã tăng thêm trên 10.000 ha, năng suất tăng 1,5 lần, theo đó sản lượng cũng tăng hơn 2 lần so với trước đây.

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.