66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020

Mục tiêu của quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì quỹ đất trồng lúa, tự cung ứng được một phần nhu cầu lương thực chất lượng cao cho TP.
Cùng với đó, Hà Nội xác định nâng cao giá trị sản xuất lúa đạt 180 triệu đồng/ha/năm. Phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2015 đạt khoảng 30.900ha và đến năm 2020 đạt 40.300ha ở các vùng liền thửa quy mô trên 100ha, tập trung chủ yếu ở 8 huyện trọng điểm gồm: Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.
Trong giai đoạn từ 2016 - 2020 sẽ chuyển đổi khoảng 14.500ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Duy trì khoảng 80% mức tự túc lương thực của TP đến năm 2020. Cùng với đó, phát triển diện tích lúa hàng hóa có chất lượng cao từ khoảng 46,5% năm 2015 lên đến 66% vào năm 2020 tại những nơi có điều kiện đất đai thích hợp.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai vừa phát động phong trào trong giới chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm, đồng thời giám sát, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm.

Theo Bộ NNPTNT, trong tháng 8, thị trường nông sản Việt Nam, nhất là lúa gạo vẫn có những biến động bất thường, trong đó đáng kể nhất là tác động từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi vừa tổng kết mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm đầu tiên của tỉnh tại xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi).

Việc nhóm nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tìm ra phương cách phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily, chủ yếu là bệnh thối ngọn là tin vui cho người trồng lily tại Quảng Nam.

Với thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại, cho năng suất vượt trội, thích ứng rộng trong cả hai vụ sản xuất… giống lúa thơm SV181 có rất nhiều triển vọng trên đồng đất xứ Quảng.