626 Ha Nhãn Bị Tái Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.
Trước sự tái nhiễm của bệnh “chổi rồng”, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai 15 mô hình trình diễn tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và TP. Mỹ Tho, trong đó có 7 mô hình đang tập trung giai đoạn bông - trái nhỏ; các mô hình còn lại nhãn đang tập trung giai đoạn cơi 3 đến xử lý ra hoa và đã phun thuốc lần 4 - 6.
Ngoài ra, từ đầu năm 2014 đến nay, các huyện đã tổ chức tập huấn 75 cuộc, nâng tổng số các cuộc tập huấn từ khi bệnh “chổi rồng” xuất hiện lên đến 600 cuộc.
Các cuộc tập huấn này tập trung vào các biện pháp quản lý bệnh “chổi rồng” hại nhãn cho nông dân với 28.913 người dự, cấp phát 137.877 tờ bướm, 4.400 tờ poster, 9.000 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh “chổi rồng” hại nhãn.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, tổng diện tích nhãn trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khoảng 5.460 ha, tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, TX. Cai Lậy và Tân Phú Đông. Hiện diện tích nhãn đang ở giai đoạn cơi 2 là 620 ha, cơi 3 là 879 ha, giai đoạn bông 1.505 ha, giai đoạn trái 2.361 ha, diện tích cho thu hoạch 95 ha và có 25 ha đã cắt tỉa cành sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.

Những rào cản mà các nước nhập khẩu thủy sản đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là Luật Trang trại mà Mỹ chuẩn bị áp dụng, buộc các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi, sản xuất cá tra trong nước có những thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với những tiêu chuẩn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của thị trường nhập khẩu.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, diện tích ao nuôi tôm bị thiệt hại không đáng kể, chưa tới 1%. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng tuân thủ việc thả tôm giống, quản lý chất lượng nguồn nước, chăm sóc, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tôm ngay từ lúc bắt đầu thả nuôi.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.

Cách đây 4-5 năm trước, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú (TS) hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới, tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn, nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL. Dù vậy, các chuyên gia ngành tôm cho rằng, nông dân không nên ồ ạt thả nuôi TTCT để tránh tình trạng "đụng hàng, rớt giá" và TS vẫn còn thị trường tiêu thụ tốt.