626 Ha Nhãn Bị Tái Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.
Trước sự tái nhiễm của bệnh “chổi rồng”, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai 15 mô hình trình diễn tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và TP. Mỹ Tho, trong đó có 7 mô hình đang tập trung giai đoạn bông - trái nhỏ; các mô hình còn lại nhãn đang tập trung giai đoạn cơi 3 đến xử lý ra hoa và đã phun thuốc lần 4 - 6.
Ngoài ra, từ đầu năm 2014 đến nay, các huyện đã tổ chức tập huấn 75 cuộc, nâng tổng số các cuộc tập huấn từ khi bệnh “chổi rồng” xuất hiện lên đến 600 cuộc.
Các cuộc tập huấn này tập trung vào các biện pháp quản lý bệnh “chổi rồng” hại nhãn cho nông dân với 28.913 người dự, cấp phát 137.877 tờ bướm, 4.400 tờ poster, 9.000 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh “chổi rồng” hại nhãn.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, tổng diện tích nhãn trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khoảng 5.460 ha, tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, TX. Cai Lậy và Tân Phú Đông. Hiện diện tích nhãn đang ở giai đoạn cơi 2 là 620 ha, cơi 3 là 879 ha, giai đoạn bông 1.505 ha, giai đoạn trái 2.361 ha, diện tích cho thu hoạch 95 ha và có 25 ha đã cắt tỉa cành sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2014, huyện Hà Quảng đầu tư 6 tỷ 506 triệu đồng thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Song, vụ đông xuân 2013-2014, tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày chính trong vụ là 1.165 ha, đạt 101% kế hoạch. Sản lượng lương thực quy thóc trong vụ đạt 1.883 tấn, đạt 115% kế hoạch, tăng 582 tấn so với vụ trước.

Chưa năm nào người nông dân Thái Bình lại chứng kiến nạn sâu cuốn lá nhỏ hoành hành dữ dội như vụ mùa năm nay. Sâu hại trên 100% các giống lúa, trà lúa ở tất cả các huyện, thành phố với mật độ cao gấp 7 - 10 lần so với trung bình nhiều năm.

Cơ cấu giống phần lớn là lúa thơm các loại (bắc thơm số 7, hương thơm số 1, T10) chiếm 50 – 55% diện tích; lúa lai 5 – 10% diện tích; các giống lúa khác (Khang dân, bao thai, nếp N97, IR 352) chiếm 20 – 25% diện tích; còn lại là giống IR 64.

Đó là nguồn H (Huế) của Trường đại học Nông lâm Huế và nguồn GSR (siêu lúa xanh) của Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh với giống đối chứng ML 49 trồng phổ biến tại địa phương.