60.000 lượt ND được tập huấn kỹ thuật sản xuất

Nông dân bản Pán, xã Chiềng Ly mua phân bón trả chậm.
Theo báo cáo của UBND huyện Thuận Châu, để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Huyện đã chỉ đạo các địa phương chú trọng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, phát huy tối đa lợi thế từng vùng, hình thành các mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại cho thu nhập cao.
Điển hình là về chăn nuôi, trong 3 năm qua huyện đã hỗ trợ bà con nông dân trồng hơn 96ha cỏ; làm hồ sơ hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho 415 hộ, với tổng số tiền 6,5 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi đại gia súc...
Huyện phối hợp với UBND xã Chiềng Bôm triển khai mô hình trồng cây thảo quả dưới tán rừng với diện tích 3ha.
Đáng chú ý là các chương trình kinh tế trọng tâm đều được triển khai thực hiện hiệu quả, riêng cây công nghiệp luôn bám sát quy hoạch, với 2.943ha cà phê, 556ha chè, 1.677ha cao su, 792ha cây ăn quả…
Từ năm 2012 đến nay, các cấp Hội ND trên địa bàn huyện đã phối hợp tổ chức hơn 700 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho 60.000 lượt nông dân; nhận ủy thác từ các ngân hàng cho hơn 6.000 lượt hội viên vay vốn; cung ứng hơn 1.000 tấn ngô giống, phân bón trả chậm…
Nhờ vậy mà chỉ trong mấy năm, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình ông Lường Văn Hợp, người dân tộc Kháng ở xã Long Hẹ nuôi gần 90 con trâu bò, 1.600m2 ao cá, trồng và chăm sóc 133ha rừng, thu lãi 300 triệu đồng/năm; hay như bà Vừ Thị Sênh ở xã Co Mạ, ông Cà Văn Cương ở Chiềng La, ông Lường Văn Khương ở Phổng Lập...
Ông Đào Tài Tuệ - Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thuận Châu cho biết, cùng với hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện cũng chỉ đạo các xã lựa chọn các công trình cấp thiết để đầu tư xây dựng.
“Đặc biệt, nhân dân trên địa bàn đã tự nguyện hiến hơn 21ha đất và tài sản, hoa màu trên đất, đóng góp 35 tỷ đồng (bằng tiền mặt, vật liệu cát, đá, ngày công) để xây dựng đường giao thông.
Chúng tôi phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 1 xã đạt chuẩn NTM, 11 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, còn lại các xã khác phải đạt từ 5 tiêu chí trở lên” – ông Tuệ nói.
Có thể bạn quan tâm

Để khắc phục tình trạng trên, An Giang thực hiện tái cơ cấu con cá tra với các giải pháp như: Quy hoạch gắn với thị trường, giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về tổ chức sản xuất... Trong đó liên kết trong khâu nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được xem là một trong những yếu tố quan trọng để giựt dậy ngành cá tra hiện nay.

Lâm Thao (Phú Thọ) hiện có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản loại hình mặt nước nuôi chuyên là 520 ha, năng suất bình quân hàng năm đạt 4,8 tấn/ha...

Sau nhiều tháng sụt giảm mạnh, hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú… đã tăng trở lại. Cụ thể, tôm thẻ loại 60 con/kg giá 116.000 đồng/kg, tôm thẻ loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm thẻ loại 90 con/kg giá 100.000 - 104.000 đồng/kg… bình quân tăng 10.000 - 20.000 đồng/kg so đầu tháng 6/2014.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, XK cá tra sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm nay đạt 126,6 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau 3 tháng XK cá tra sang thị trường này sụt giảm liên tiếp, với tỷ trọng 18,6% tổng giá trị XK cá tra Việt Nam, Mỹ đã phải nhường ngôi vị quán quân cho thị trường EU, với tỷ trọng 20,7%.

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ đã nhanh chóng vượt xa Nhật Bản và EU. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, XK tôm Việt Nam trong tháng 5/2013 đạt 345 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang hầu hết các thị trường chính đều tăng mạnh nhờ đó, tổng XK tôm 5 tháng của Việt Nam tăng 70,4% lên 1,4 tỷ USD.