6 Cá Mập Liên Tiếp Sa Lưới Ngư Dân

Trong vòng 2 tuần, ông Nguyễn Văn Luyến, ngư dân phường Trần Phú, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) liên tục bắt được 6 con cá mập, mỗi con nặng trên 20 kg, thuộc vùng biển Quy Nhơn.
Tối 12/9, hai thuyền đánh cá của ông Luyến đánh bắt được 2 con cá mập ở khu vực Hòn Đất. Rạng sáng 13/9, tàu ông Luyến cập bến Hàm Tử bán cá mập cho thương lái với giá 45.000 đồng một kg.
Trước đó khoảng một tuần, tàu đánh cá của ngư dân này cũng đã bắt được 4 con cá mập tại khu vực nói trên, trọng lượng mỗi con khoảng 20 kg, chủ yếu là cá mập sọc trắng.
Vùng biển Quy Nhơn từ năm ngoái đến nay thường xuyên xuất hiện cá mập, có con nặng trên một tấn. Nhiều lần cá mập vào sát bờ tấn công làm bị thương người tắm biển.
Ngày 12/6, ngư dân Phan Văn Giàu ở phường Trần Phú bắt được một con cá mập nặng gần 50 kg ở cách bờ chưa đến 100 mét. Trong tháng 7, đoàn cán bộ của Viện Hải dương học Nha Trang đã câu được liên tiếp 2 con cá mập sọc trắng.
Ngư dân cho biết thường xuyên câu được cá mập ở vùng biển Quy Nhơn nhưng chủ yếu là cá mập con. Cá mập sau khi bắt sẽ được thương lái mua lại bán thịt với giá từ 50.000 đến 100.000 đồng một kg. Riêng vi cá có giá 2-3 triệu đồng một bộ
Có thể bạn quan tâm

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.

Ngày 7/1, nhiều nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, thương lái đang thu mua khoai tây ở vườn với giá là 11.000đ/kg, ở giá này người trồng thu về khoảng 100 triệu đồng/ha tiền lãi sau hơn 3 tháng gieo trồng.

Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, một vài năm trở lại đây, thành phố Yên Bái đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây bí hạt đậu lai F1-868 hay còn gọi là bí đỏ đồng tiền vàng.

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.