445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

Dự án trồng bần chua chắn sóng, hạn chế xói lở bờ biển khu vực xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải được thực hiện vào tháng 7/2014. Đến nay, trên 60% diện tích bần phát triển tốt.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.
Bà Phạm Thị Dứt, một người dân ngụ xã Hiệp Thạnh chia sẻ: “Mong cho “nó” lớn thì mưa bão mình khỏi sợ, trong này mình dễ sản xuất thêm, có bần là nó không lở đây đâu, thấy chắc ăn lắm”.
Sau ba tháng trồng thử nghiệm, 60% diện tích bần đã bén rễ và phát triển tốt. Theo Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh và lãnh đạo xã Hiệp Thạnh, do ảnh hưởng của sóng và gió chướng nên gần 40% diện tích bần bị thiệt hại. Ông Lê Vũ Khanh - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho biết thêm: “Thời điểm này bần chậm phát triển do sóng mạnh. Qua tháng Nam thì nó đảm bảo phát triển mạnh,…qua trao đổi với mấy anh Chi cục Kiểm lâm thì có bị thiệt hại, qua mùa chướng này sẽ kiếm giống dặm thêm để đảm bảo diện tích và số lượng”.
Thực tiễn cho thấy, cây bần đã được trồng tại các xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang gần 20 năm nay, loài cây này đã đã bám trụ, chạy dọc suốt 15km bờ biển nơi đây, hạn chế khả năng xâm thực của sóng, gió đối với bờ và đê biển.
Nguồn bài viết: http://travinhtv.vn/thtv/detail/2344/tra-vinh-445-trieu-dong-trong-ban-chan-song/51.thtv
Có thể bạn quan tâm

Năm qua, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỉ USD là cố gắng rất lớn của của nông dân và doanh nghiệp. Cho dù tình trạng dịch bệnh EMS dẫn đến sản lượng giảm mạnh. Tại thời điểm này, dịch bệnh này vẫn chưa khắc phục được. Người nuôi phải đối chọi tỉ lệ tôm nuôi không thành công rất cao.

Trong đó gạo cao cấp XK là 1,331 triệu tấn chiếm 21,08%, gạo cấp trung bình là 2,013 triệu tấn chiếm 31,87%, gạo cấp thấp là 732.000 tấn chiếm 11,58%, gạo thơm các loại là 1,302 triệu tấn chiếm 20,62%, nếp là 637.000 tấn chiếm 10,09%. Theo đó, hợp đồng tập trung 2 triệu tấn (chiếm 31,67%), hợp đồng thương mại 4,316 triệu tấn (chiếm 68,33%).

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/01/2015 toàn bộ các nhà máy đường đã vào sản xuất niên vụ 2014-2015, các nhà máy đã ép được 5.618.900 tấn mía, sản xuất được 505.950 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.359.100 tấn, lượng đường giảm 97.650 tấn.

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.