400 gian hàng tham gia Festival Nông nghiệp 2015

Festival diễn ra vào dịp cuối tuần thu hút khá đông khách tham gia.
Theo BTC, Festival Nông nghiệp năm nay có gần 400 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành trong cả nước nhằm giới thiệu các thương hiệu, sản phẩm, hàng hóa có chất lượng hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị.
Festival lần này cũng nhằm giới thiệu thành tựu nông nghiệp của các địa phương, trưng bày các loại giống, trang thiết bị sản xuất nông nghiệp, cùng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; sự kiện cũng là đầu mối để giao lưu giữa nông dân với doanh nghiệp, các nhà khoa học, trao đổi thông tin, công nghệ.
Trong khuôn khổ lễ hội, các hội thảo về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và các hội thi sinh vật cảnh, giao lưu công tác hội nông dân và giới thiệu ẩm thực ba miền cũng được diễn ra. Festival Nông nghiệp 2015 kéo dài đến hết ngày 29.10.
Có thể bạn quan tâm

Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.

Diễn biến thời tiết phức tạp cùng với sự thiếu chặt chẽ trong quản lý lưu thông, buôn bán gia súc, gia cầm khiến cho dịch lợn tai xanh bùng phát ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và dịch cúm gia cầm xuất hiện (H5N1) trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).

Anh Nguyễn Văn Khánh (40 tuổi), trú tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi mỗi tháng thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ nuôi rắn.

Anh Nguyễn Đức Thịnh là hội viên nông dân chi hội thôn Bắc Song, xã Đông Hà huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đã nhiều năm liền, anh Thịnh được suy tôn là nông dân tiêu biểu của xã, của huyện, của tỉnh bởi thành tích gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Đến thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh được nghe mọi người nhắc nhiều tới người phụ nữ đã mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với chăn nuôi cho thu nhập cao. Đó là chị Nguyễn Thị Chiên ở thôn Nà Tèn.