40 Học Viên Được Đào Tạo Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Quy Phạm VietGAP

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức đào tạo cho 40 cán bộ và nông dân về nuôi trồng thủy sản theo quy phạm VietGAP.
Trong thời gian học, học viên đã được giới thiệu nội dung Quyết định số 3824 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) và Bộ tiêu chí đánh giá chứng nhận VietGAP cho đối tượng nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, học viên cũng được hướng dẫn việc áp dụng quy phạm VietGAP đối với nuôi tôm sú, tôm chân trắng; tham quan một số cơ sở nuôi áp dụng quy phạm này.
Được biết, với Quyết định 3824, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện về bộ tiêu chí, cách thức đánh giá và mức độ đánh giá chung cho tất cả cơ sở nuôi. Từ đó, giúp các tổ chức có thẩm quyền chứng nhận VietGAP dễ dàng đánh giá và cấp chứng nhận cho các cơ sở nuôi trồng.
Có thể bạn quan tâm

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã tạo cho Tiền Giang 4 mùa cây trái xanh tươi, trĩu quả, phục vụ tích cực cho nhu cầu thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu.

Vùng chuyên canh cây cam, quýt tại xã Quang Thuận (Bạch Thông, Bắc Kạn) đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Thời điểm này, tất cả người dân đều chú trọng “bám” vườn, vừa thu hái những lứa quả chín sớm, đồng thời phòng ngừa sâu bệnh gây mất năng suất.

Thời điểm này, nông dân huyện Mường Khương (Lào Cai) bước vào vụ thu hoạch quýt. Diện tích quýt cho thu hoạch năm 2015 là 45 ha, tăng 15ha so với năm 2014.

Trái ngược với chăn nuôi, ngành thủy sản nước ta được coi là có lợi thế nhất sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, ông Hoàng Văn Cát, dân tộc Tày, ở thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) lãi 200 triệu đồng/năm.