Làm giàu nhờ trồng sầu riêng

Trong đó, sầu riêng là một trong những loại trái cây chủ lực được tỉnh đặc biệt quan tâm phát triển.
Chính vì hiệu quả mang lại cao nên diện tích sầu riêng cũng nhanh chóng tăng lên, nhiều nông dân đã trở thành “triệu phú”, “tỷ phú” từ loại trái cây này.
Một vựa sầu riêng ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy đang đóng thùng để xuất khẩu.
Những “triệu phú” nhờ trồng sầu riêng
Cây sầu riêng xuất hiện trên địa bàn huyện Cai Lậy từ sau ngày giải phóng (30-4-1975).
Chẳng bao lâu, loại cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao đã bao phủ nhiều xã trên địa bàn huyện.
Nhờ trồng sầu riêng, nhiều gia đình đã cải thiện cuộc sống, vươn lên khá giàu.
Điển hình như ông Nguyễn Văn Thắm (ấp Bình Hòa A, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy) trồng 0,8 ha sầu riêng, thu nhập mỗi năm 1,2 tỷ đồng.
Ông Thắm cho biết, năm 2000, gia đình chỉ có 0,3 ha đất trồng lúa và hoa màu.
Do hiệu quả kinh tế không cao nên ông chuyển sang trồng sầu riêng.
Sau một thời gian tích cóp, ông mua thêm được 5 công đất ruộng để lên liếp trồng sầu riêng.
“Trồng sầu riêng thấy ham lắm.
Đến khi thu hoạch, thương lái đến tận vườn đặt cọc, cắt trái và vận chuyển về vựa.
Mình chỉ việc xem cân, tính tiền” - ông Thắm cho biết.
Ông Huỳnh Tấn An, cán bộ nông nghiệp xã Tam Bình, huyện Cai Lậy khoe: “Xã hiện có 1.550 ha sầu riêng.
Có nhiều nông dân trồng sầu riêng trở thành “triệu phú” như: Trần Văn Bé Năm, Nguyễn Văn Thắm… mỗi người sở hữu từ 0,8 - 3 ha sầu riêng.
Do hiệu quả kinh tế cao từ việc trồng sầu riêng nên giá đất nông nghiệp của xã cũng nhanh chóng tăng vọt, khoảng 200 - 400 triệu đồng/1.000 m2”.
Gia đình ông Nguyễn Sĩ Hồng (ấp Hòa Thinh, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy) hiện có 3 ha sầu riêng đang cho trái rộ ở xã Ngũ Hiệp và xã Long Tiên.
Ông Hồng kể:
“Khi mới ra riêng vợ chồng tôi chỉ có 0,5 ha đất trồng lúa.
Thu nhập gia đình bấp bênh, không đủ nuôi các con.
Sau đó, chúng tôi chuyển sang trồng sầu riêng khổ qua nhưng một thời gian ngắn, sầu riêng khổ qua “hết thời” nên chuyển sang trồng sầu riêng RI6 và Monthong.
Sau một thời gian, sầu riêng cho trái, bán được giá cao nên gia đình mua thêm đất và đến nay được 3 ha sầu riêng.
Giờ đây, sầu riêng đã cho trái đồng loạt, mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng”.
Ở xã Ngũ Hiệp còn có nhiều “triệu phú”, “tỷ phú” khác nhờ trồng sầu riêng như: Ông Thái Văn Sự, Ngô Văn Tám (ấp Hòa Thinh), ông Nguyễn Văn Chàng (ấp Tây Sơn), Lê Văn Lộc (ấp Thủy Tây)...
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp cho biết: “Sầu riêng là thế mạnh của xứ cù lao này, nhiều gia đình vươn lên khá giả, xây nhà kiên cố, nuôi con ăn học… đều nhờ sầu riêng.
Giờ đây, sầu riêng trở thành cây trồng chủ lực của xã, giúp cải thiện cuộc sống người dân, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của xã”.
Điều đáng mừng là hiện nay nhiều nông dân trồng sầu riêng ở huyện Cai Lậy ứng dụng khoa học - kỹ thuật cho sầu riêng ra hoa và cho trái nghịch vụ để bán được giá cao, mạnh dạn chuyển đổi giống mới để tăng năng suất và chất lượng, đưa thu nhập bình quân của vườn sầu riêng lên mức 300 - 600 triệu đồng/ha/năm.
Thương lái vào tận vườn để thu mua sầu riêng của người dân.
Trong những năm qua, ngành chức năng của huyện Cai Lậy cũng như tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc phát triển cây sầu riêng.
Bởi loại cây này ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Tuyến, Bí thư Huyện ủy Cai Lậy, toàn huyện hiện có 7.500 ha sầu riêng, tập trung ở các xã: Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Trung, Long Tiên, Cẩm Sơn, Hội Xuân…
Bà Tuyến cho biết: “Chúng tôi đã quy hoạch được vùng trồng sầu riêng chuyên canh trên địa bàn huyện.
Thời gian tới, ngành chức năng tập trung phát triển vùng trồng sầu riêng theo hướng VietGAP, sản xuất rải vụ, hình thành thêm các tổ hợp tác, hợp tác xã…
Ngoài ra, chúng tôi cũng kêu gọi nhiều doanh nghiệp vào địa bàn huyện để mở các điểm thu mua, sơ chế, tạo sự cạnh tranh lành mạnh về giá cả.
Dần dần, chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực vào đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến trái sầu riêng khi giá xuống thấp.
Có như vậy nông dân mới nâng cao thu nhập và yên tâm sản xuất”.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong những năm qua, ngành đã tập trung nâng cao chất lượng cây giống nhằm đáp ứng nhu cầu về cây giống tốt, sạch bệnh, có khả năng kháng sâu bệnh, giá trị thương phẩm cao; đồng thời nâng cao trách nhiệm, vai trò của các nguồn cung cấp giống nhằm giúp nông dân lựa chọn cây giống phù hợp.
Đẩy mạnh tiến độ chuyển đổi giống, thay thế các giống sầu riêng hiệu quả không cao bằng các giống hạt lép.
Phát huy vai trò của khuyến nông trong việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, bảo đảm sản phẩm an toàn, đồng đều về chất lượng.
Tăng cường ứng dụng kỹ thuật nhằm sản xuất tránh vụ, cân đối cung - cầu, tránh rớt giá khi đến mùa thuận.
Ngăn ngừa và kiềm chế ảnh hưởng của bệnh chảy nhựa, hạn chế thiệt hại và lây lan bệnh đến mức thấp nhất.
Nâng cao ý thức và khuyến khích nông dân vận dụng quy trình sản xuất sạch, thực hiện đúng theo quy trình cần được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm sạch để phân biệt với các sản phẩm thông thường.
Nhận thấy được hiệu quả của trái sầu riêng trên địa bàn tỉnh, Sở NN&PTNT đã chọn sầu riêng là một trong những loại trái cây chủ lực của tỉnh.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, trong tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh, vùng trồng sầu riêng được quy hoạch trên 3.000 ha và tổ chức lại sản xuất, gắn kết chuỗi giá trị sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Ngoài ra, để việc trồng cây ăn trái ở Tiền Giang hội nhập mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, tỉnh thực hiện nhiều nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cho ngành Nông nghiệp.
Theo đó, Tiền Giang tập trung vào các nhóm giải pháp như:
Nhóm giải pháp về quy hoạch, lập đề án, dự án; nhóm giải pháp về tái cơ cấu ngành; nhóm giải pháp về chính sách; nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cây ăn trái.
Tỉnh đầu tư thâm canh, chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật, khoa học - công nghệ nhằm giảm chi phí, nâng chất lượng trái cây gắn với phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, tăng thêm thu nhập cho người dân và bảo vệ tốt môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 02/8/2013, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thi "Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013".

Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.

Ông Phan Văn Phúc, thương lái chuyên thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với giá 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với tuần trước; tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được các thương lái thu mua tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tuần trước, có giá 95.000 - 98.000 đồng/kg.

Điều kiện đất đai, thị trường, trình độ SX... dĩ nhiên mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, câu chuyện về sự thay đổi táo bạo từ cây lúa sang SX rau màu, tạo nên diện mạo sáng lạng, năng động cho SX nông nghiệp lẫn đời sống nông dân ở huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) đáng để suy ngẫm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.

Khoảng 5 năm trở lại, nhiều diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh và chết do ô nhiễm môi trường, khiến hàng ngàn hộ lao đao. Bà con ngư dân mạnh dạn chuyển những vùng nuôi tôm bị ô nhiễm sang nuôi xen ghép tôm và các loại cá, cua. Hình thức nuôi này hạn chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả khả quan.