40 Doanh Nghiệp Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trong Nước Phá Sản

Cả nước hiện có 234 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó chỉ còn 194 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động, 40 doanh nghiệp còn lại (chủ yếu vốn trong nước) đã phá sản hoặc chuyển hướng kinh doanh.
Thức ăn chăn nuôi là một trong những thị trường giàu tiềm năng, tăng trưởng trung bình 13-15%/năm, nhưng các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm tới 56% thị phần thức ăn chăn nuôi. Trong 5 tháng đầu năm 2013, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu của Việt Nam lên tới 1,15 tỷ USD, tăng 40,6% so cùng kỳ năm 2012, làm cho các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong nước càng gặp khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 - 2020.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương UBND tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.

Kể từ ngày 01/7/2015, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa cần áp dụng quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ.
Tiếp tục chương trình “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển”, ngày 15/4, Bộ Y tế đã trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên.

Những năm qua, xã Thái Thành (Thái Thụy - Thái Bình) đã tập trung chuyển đổi diện tích đất chua, trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá truyền thống của gia đình anh Phạm Trọng Ruân ở thôn Tuân Nghĩa là một trong những mô hình có hiệu quả, cho thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.