Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ mô hình nuôi cá truyền thống

Làm giàu từ mô hình nuôi cá truyền thống
Ngày đăng: 20/04/2015

Về xã Thái Thành hỏi thăm khu vực chuyển đổi của gia đình anh Phạm Trọng Ruân người dân ở đây ai cũng biết. Nhờ tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hiện nay anh đã là chủ một khu nuôi thủy sản rộng lớn và là tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế của địa phương. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh còn tạo việc làm cho gần 10 lao động trong xã với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Đầu năm 2004, khi UBND xã có chủ trương khuyến khích, vận động bà con nhân dân chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp, anh Ruân đã bàn bạc với gia đình đấu thầu hơn 1ha đất để xây dựng mô hình kinh tế mới, kết hợp giữa nuôi cá truyền thống và chăn nuôi gia cầm.

Lúc bấy giờ, nhiều người trong xã cho rằng gia đình anh quá “liều” khi bỏ ra hàng chục triệu đồng đổ xuống khu đất mà bao lâu nay có cho cũng không ai dám làm. Nhưng với niềm tin và sự ủng hộ của người thân, sự giúp đỡ của bạn bè, anh bắt tay vào cải tạo khu đất thành khu chăn nuôi khang trang, sạch sẽ.

Những năm đầu mới bắt tay vào làm, do thiếu vốn và không nắm được nhu cầu của thị trường cũng như kỹ thuật chăn nuôi nên gia đình anh gặp không ít khó khăn. Để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, anh thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; tích cực tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm với chủ các mô hình chăn nuôi có hiệu quả. Đến nay, anh đã đấu thầu và cải tạo được hơn 6ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi các loại cá có hiệu quả kinh tế cao như trắm đen, cá chép, cá vược...

Ngoài ra, anh còn duy trì nuôi thường xuyên từ 2.000 - 3.000 con vịt đẻ. Hiện nay, từ mô hình nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia cầm, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 200 triệu đồng.

Theo anh Ruân, nuôi cá không khó nhưng cũng không dễ, khi thời tiết thay đổi cá dễ nhiễm bệnh. Ngoài thức ăn được xem là quan trọng thì vấn đề ao hồ cũng cần được quan tâm hàng đầu, nếu môi trường nuôi không bảo đảm sạch sẽ thì dễ gây bệnh cho cá.

Một số bệnh hay gặp là trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, bệnh gẻ hay còn gọi là hội chứng lở loét. Nguyên nhân để xảy ra các loại bệnh trên là do việc vệ sinh nguồn nước không bảo đảm sạch sẽ. Để phòng chống những bệnh này cần vệ sinh ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm nguồn nước sạch, cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao, cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt...

Ông Nguyễn Văn Tục, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Thành cho biết: Đến nay, UBND xã đã vận động được 15 hộ tham gia chuyển đổi trên 20ha đất bãi, đất cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp. Bằng quyết tâm, nghị lực và sự cần cù, sáng tạo trong sản xuất, gia đình anh Ruân đã xây dựng được mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Với những thành tích đạt được trong phát triển kinh tế, anh xứng đáng để bà con trong xã học tập, làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn Rừng Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn Rừng

Ba Chẽ là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với trên 79,8% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Không cam chịu cái nghèo khó đeo đẳng, nhiều gia đình ở Ba Chẽ đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Một trong những hướng đó là nuôi lợn rừng.

26/08/2012
Liên Minh Sản Xuất Và Thu Mua Lúa Giống Xác Nhận: Doanh Nghiệp Và Nông Dân Đều Vui Liên Minh Sản Xuất Và Thu Mua Lúa Giống Xác Nhận: Doanh Nghiệp Và Nông Dân Đều Vui

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…

01/07/2012
Trồng Sen Gương, Làm Giàu Trên Vùng Đất Bưng Biền Trồng Sen Gương, Làm Giàu Trên Vùng Đất Bưng Biền

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá

01/07/2012
Khá Lên Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Ở Tiền Giang Khá Lên Từ Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng Ở Tiền Giang

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

09/09/2012
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

10/07/2012