4 Giống Lúa Thuần Miền Bắc Có Khả Năng Thích Nghi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.
Hội thảo có sự tham gia của trên 70 đại biểu đến từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quận, huyện trên địa bàn thành phố cùng các câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân chuyên sản xuất, kinh doanh lúa giống ở Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham quan và đánh giá mô hình khảo nghiệm diện rộng trong vụ đông xuân 2013-2014 đối với 4 giống lúa thuần do Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (tỉnh Thái Bình) chọn tạo gồm BC15, TBR45, TBR225 và TBR117 được trồng tại xã Thới Hưng (mỗi giống được gieo trồng trên diện tích 500m2). Giống lúa địa phương được trồng đối chiếu với 4 giống này thuần này là OM 5451.
Theo Nông trường Sông Hậu (đơn vị quản lý mô hình), bước đầu trồng khảo nghiệm, các giống lúa thuần này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại ĐBSCL, năng suất dự kiến cao hơn các giống lúa khác trong vùng. Thời gian sinh trưởng 4 giống lúa trồng khảo nghiệm từ 114-118 ngày, năng suất tính theo lý thuyết từ 8,01 tấn - 8,52 tấn/ha. Giống đối chứng OM5451 thời gian sinh trưởng 108 ngày, năng suất ước tính 6,98 tấn/ha.
Nông trường Sông Hậu đề nghị Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình tiếp tục phối hợp trồng khảo nghiệm trong vụ hè thu tới để có kết luận chính xác hơn về tính thích ứng của các giống lúa này đối với điều kiện canh tác ở ĐBSCL. Riêng giống BC15 có khả năng thích nghi cao, cho năng suất cao trong vụ đông xuân nên đề nghị đưa vào sản xuất đại trà trên diện rộng.
Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình dự kiến sẽ hợp tác với TP Cần Thơ và một số tỉnh ở ĐBSCL chuyển giao quy trình sản xuất các giống lúa này tại địa phương và công ty sẽ bao tiêu đầu ra để đáp ứng nhu cầu về lúa giống cho các địa phương ở miền Trung và miền Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm 2014 từ 11,79 USD xuống 9,42 USD/kg.

Ngày 18/11, tại Bạc Liêu, Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ.

Thông tin từ Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Quốc hội Hoa Kỳ và các nước tán thành, thuế suất tất cả hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này sẽ được xóa bỏ.

Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở khu vực miền Tây Nam bộ thường bị đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.

Trong khi siêu thị nội địa đưa ra mức chiết khấu đối với DN thủy sản tối đa 10%, có nơi chỉ 5 - 6% thì siêu thị ngoại yêu cầu chiết khấu tới 20-25%.