Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

4 Giống Lúa Thuần Miền Bắc Có Khả Năng Thích Nghi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

4 Giống Lúa Thuần Miền Bắc Có Khả Năng Thích Nghi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 06/03/2014

Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.

Hội thảo có sự tham gia của trên 70 đại biểu đến từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quận, huyện trên địa bàn thành phố cùng các câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân chuyên sản xuất, kinh doanh lúa giống ở Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham quan và đánh giá mô hình khảo nghiệm diện rộng trong vụ đông xuân 2013-2014 đối với 4 giống lúa thuần do Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (tỉnh Thái Bình) chọn tạo gồm BC15, TBR45, TBR225 và TBR117 được trồng tại xã Thới Hưng (mỗi giống được gieo trồng trên diện tích 500m2). Giống lúa địa phương được trồng đối chiếu với 4 giống này thuần này là OM 5451.

Theo Nông trường Sông Hậu (đơn vị quản lý mô hình), bước đầu trồng khảo nghiệm, các giống lúa thuần này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại ĐBSCL, năng suất dự kiến cao hơn các giống lúa khác trong vùng. Thời gian sinh trưởng 4 giống lúa trồng khảo nghiệm từ 114-118 ngày, năng suất tính theo lý thuyết từ 8,01 tấn - 8,52 tấn/ha. Giống đối chứng OM5451 thời gian sinh trưởng 108 ngày, năng suất ước tính 6,98 tấn/ha.

Nông trường Sông Hậu đề nghị Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình tiếp tục phối hợp trồng khảo nghiệm trong vụ hè thu tới để có kết luận chính xác hơn về tính thích ứng của các giống lúa này đối với điều kiện canh tác ở ĐBSCL. Riêng giống BC15 có khả năng thích nghi cao, cho năng suất cao trong vụ đông xuân nên đề nghị đưa vào sản xuất đại trà trên diện rộng.

Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình dự kiến sẽ hợp tác với TP Cần Thơ và một số tỉnh ở ĐBSCL chuyển giao quy trình sản xuất các giống lúa này tại địa phương và công ty sẽ bao tiêu đầu ra để đáp ứng nhu cầu về lúa giống cho các địa phương ở miền Trung và miền Bắc.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong

Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

06/10/2015
Anh Tiến trâu tự thoát nghèo Anh Tiến trâu tự thoát nghèo

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.

06/10/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.

06/10/2015
Nuôi trâu - độc đáo nghề truyền thống ở Hớn Quản Bình Phước Nuôi trâu - độc đáo nghề truyền thống ở Hớn Quản Bình Phước

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hớn Quản (Bình Phước), tính đến tháng 4-2015, trên địa bàn huyện có đàn trâu 1.819 con, tập trung ở 11/13 xã.

06/10/2015
Thuốc rau, đau người Thuốc rau, đau người

Ông Ngô Trường Quế không khó khăn để đưa gần 30kg rau bồ ngót bằng xe máy đến số 44 Đặng Văn Ngữ, nơi đóng “bản doanh” của Cửa hàng Nông sản Hòa Vang, bên hông chợ.

06/10/2015