4 Giống Lúa Thuần Miền Bắc Có Khả Năng Thích Nghi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.
Hội thảo có sự tham gia của trên 70 đại biểu đến từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quận, huyện trên địa bàn thành phố cùng các câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân chuyên sản xuất, kinh doanh lúa giống ở Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham quan và đánh giá mô hình khảo nghiệm diện rộng trong vụ đông xuân 2013-2014 đối với 4 giống lúa thuần do Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (tỉnh Thái Bình) chọn tạo gồm BC15, TBR45, TBR225 và TBR117 được trồng tại xã Thới Hưng (mỗi giống được gieo trồng trên diện tích 500m2). Giống lúa địa phương được trồng đối chiếu với 4 giống này thuần này là OM 5451.
Theo Nông trường Sông Hậu (đơn vị quản lý mô hình), bước đầu trồng khảo nghiệm, các giống lúa thuần này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại ĐBSCL, năng suất dự kiến cao hơn các giống lúa khác trong vùng. Thời gian sinh trưởng 4 giống lúa trồng khảo nghiệm từ 114-118 ngày, năng suất tính theo lý thuyết từ 8,01 tấn - 8,52 tấn/ha. Giống đối chứng OM5451 thời gian sinh trưởng 108 ngày, năng suất ước tính 6,98 tấn/ha.
Nông trường Sông Hậu đề nghị Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình tiếp tục phối hợp trồng khảo nghiệm trong vụ hè thu tới để có kết luận chính xác hơn về tính thích ứng của các giống lúa này đối với điều kiện canh tác ở ĐBSCL. Riêng giống BC15 có khả năng thích nghi cao, cho năng suất cao trong vụ đông xuân nên đề nghị đưa vào sản xuất đại trà trên diện rộng.
Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình dự kiến sẽ hợp tác với TP Cần Thơ và một số tỉnh ở ĐBSCL chuyển giao quy trình sản xuất các giống lúa này tại địa phương và công ty sẽ bao tiêu đầu ra để đáp ứng nhu cầu về lúa giống cho các địa phương ở miền Trung và miền Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình đó, những ngày qua, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng cũng như chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống, khoanh vùng không để bệnh lây lan ra diện rộng.

Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy đã tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng có và tạo nên một giống gà bản địa thuần chủng, mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.

Hiện nay, bệnh viêm phổi dính sườn, bệnh tai xanh trên heo đang diễn biến khá phức tạp ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ. Đây là bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn đến các hộ chăn nuôi. Tại hội thảo, các bác sĩ thú y đã đưa ra các biện pháp, phác đồ điều trị hiệu quả nhất bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dành cho heo.

Tuyến đường 534 chạy qua địa phận Nghi Lộc (Nghệ An) trở nên tấp nập hơn từ ngày trại nuôi bò Úc ở cụm công nghiệp Đô Lăng thuộc xã Nghi Lâm đi vào hoạt động. Đây là trại nuôi bò thịt, nhập ngoại đầu tiên của khu vực phía Bắc, và là trại nuôi bò thứ 7 của công ty Kết Phát Thịnh có trụ sở ở tỉnh Long An (6 trại khác ở Long An và TP. Hồ Chí Minh)...