4 Doanh Nghiệp Thu Mua Lúa Trong Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Ngày 23-9, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, tính đến hết ngày 22-9, các doanh nghiệp đã thu mua 132,5 ha lúa hè thu 2014 trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, với sản lượng 739 tấn.
Trong đó, Công ty Lương thực Tiền Giang đã thu mua 60 ha lúa ở huyện Gò Công Đông, với sản lượng 345 tấn lúa tươi (217 tấn lúa Nàng hoa 9, với giá từ 5.600 - 5.700 đồng/kg; 128 tấn lúa OM 4900, với giá từ 5.300 - 5.400 đồng/kg và cao hơn giá lúa thị trường 100 đồng/kg).
Tổ hợp tác ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy) thu mua 50,5 ha, với sản lượng 303 tấn lúa IR 50404, với giá từ 4.800 - 5.000 đồng/kg, bằng giá lúa thị trường. Công ty TNHH ADC thu mua 22 ha lúa than ở huyện Cái Bè và Cai Lậy, với sản lượng 91 tấn và giá 7.000 đồng/kg lúa khô.
Vụ lúa hè thu 2014, toàn tỉnh có 4 doanh nghiệp và 1 tổ hợp tác ký hợp đồng liên kết xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” với 1.106,2 ha tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây và Gò Công Đông. Đến nay, đã có 330,7 ha cho thu hoạch, số còn lại các doanh nghiệp sẽ triển khai thu mua trong những ngày tới.
Có thể bạn quan tâm

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

Trước thực trạng lây lan bệnh lở mồm long móng từ bò của các chương trình, dự án sau khi hỗ trợ cho hộ có hoàn cảnh khó khăn đã sang bò địa phương ở một số nơi thời gian qua, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long đã có buổi làm việc với đơn vị liên quan, nhằm tìm ra giải pháp khắc phục.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo số 1996/UBND-KTN ngày 18-5 về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang không ngừng phát triển, nhiều hộ dân làm giàu từ việc chăn nuôi bò, nhất là bò sữa. Tuy nhiên, hiện nay không ít người nuôi bò thấp thỏm lo âu vì doanh nghiệp thu mua sữa tuyên bố ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những hộ nuôi bò sữa mới phát sinh.

Thiếu vốn sản xuất, khó mở rộng mặt bằng, đầu ra chưa ổn định là ba khó khăn lớn nhất mà người chăn nuôi ngoại thành đang gặp phải hiện nay.