4 chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương

Đây là chuyến biển đầu tiên của các thành viên tham gia mô hình thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Chuyến biển này có 4 chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và 6 cán bộ kỹ thuật của ngành Nông nghiệp tỉnh cùng đi trên 3 tàu cá của 3 ngư dân:
Nguyễn Quê, Bùi Lót cùng ở xã Tam Quan Bắc và ngư dân Nguyễn Văn Việt, xã Hoài Hương (Hoài Nhơn) khai thác CNĐD tại vùng biển cách TP Quy Nhơn khoảng 60 hải lý.
Từ ngày 6 đến ngày 9.10, các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và cán bộ kỹ thuật ngành Nông nghiệp tỉnh hướng dẫn ngư dân sử dụng bộ thiết bị câu CNĐD, xử lý, bảo quản sản phẩm trên tàu cá theo phương pháp: “cầm tay chỉ việc”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà động viên chuyên gia thủy sản Nhật Bản cùng ngư dân ra khơi khai thác cá ngừ đại dương
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tiếp tục củng cố và phát triển mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD.
Đến nay, tỉnh ta đã lựa chọn được 18 tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn và 7 tàu cá của ngư dân TP Quy Nhơn tham gia mô hình.
Các tàu cá tham gia mô hình đều thuộc các tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản tại các địa phương; đảm bảo điều kiện khai CNĐD ở những vùng biển xa; không có biến động về thuyền viên; chủ tàu cam kết nỗ lực áp dụng quy trình kỹ thuật vào thực tế đánh bắt và cải hoán hầm bảo quản trên tàu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo 1 chuyến biển không quá 10 ngày.
Mỗi tàu cá tham gia mô hình được hỗ trợ lắp đặt 1 bộ thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá và các dụng cụ dùng để giết mổ cá; được hỗ trợ 30 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp hầm bảo quản.
Sở NN&PTNT cùng với các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản.
Ngoài ra, ngư dân tham gia mô hình còn được hỗ trợ bảo hộ lao động. Sau khi tàu cập bến, tỉnh ta sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời tiếp tục mở thêm chuyến biến mới, nhằm hoàn thiện công nghệ và quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm đã chuyển giao cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2014 của Huyện đoàn Tây Giang. Trong 3 ngày, hơn 50 đoàn viên thanh niên niên cùng với người dân bản địa đã tiến hành phát quang bụi rậm, cuốc đất, dọn cỏ… trên diện tích 6ha để chuẩn bị trồng lúa nước trong thời gian sắp tới.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Đồng Nai hiện có 89 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó 80% hoạt động yếu, kém. Nhưng ngay cả các HTX hoạt động hiệu quả cũng chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư sản xuất; còn lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh để tìm đầu ra cho nông sản hầu như chưa có.

Theo Cục Chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là salbutamol, clenbuterol và ractopamine thuộc nhóm beta-agonist. Salbutamol có tác dụng thúc cho heo lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn...