4 chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương

Đây là chuyến biển đầu tiên của các thành viên tham gia mô hình thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Chuyến biển này có 4 chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và 6 cán bộ kỹ thuật của ngành Nông nghiệp tỉnh cùng đi trên 3 tàu cá của 3 ngư dân:
Nguyễn Quê, Bùi Lót cùng ở xã Tam Quan Bắc và ngư dân Nguyễn Văn Việt, xã Hoài Hương (Hoài Nhơn) khai thác CNĐD tại vùng biển cách TP Quy Nhơn khoảng 60 hải lý.
Từ ngày 6 đến ngày 9.10, các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và cán bộ kỹ thuật ngành Nông nghiệp tỉnh hướng dẫn ngư dân sử dụng bộ thiết bị câu CNĐD, xử lý, bảo quản sản phẩm trên tàu cá theo phương pháp: “cầm tay chỉ việc”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà động viên chuyên gia thủy sản Nhật Bản cùng ngư dân ra khơi khai thác cá ngừ đại dương
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tiếp tục củng cố và phát triển mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD.
Đến nay, tỉnh ta đã lựa chọn được 18 tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn và 7 tàu cá của ngư dân TP Quy Nhơn tham gia mô hình.
Các tàu cá tham gia mô hình đều thuộc các tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản tại các địa phương; đảm bảo điều kiện khai CNĐD ở những vùng biển xa; không có biến động về thuyền viên; chủ tàu cam kết nỗ lực áp dụng quy trình kỹ thuật vào thực tế đánh bắt và cải hoán hầm bảo quản trên tàu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo 1 chuyến biển không quá 10 ngày.
Mỗi tàu cá tham gia mô hình được hỗ trợ lắp đặt 1 bộ thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá và các dụng cụ dùng để giết mổ cá; được hỗ trợ 30 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp hầm bảo quản.
Sở NN&PTNT cùng với các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản.
Ngoài ra, ngư dân tham gia mô hình còn được hỗ trợ bảo hộ lao động. Sau khi tàu cập bến, tỉnh ta sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời tiếp tục mở thêm chuyến biến mới, nhằm hoàn thiện công nghệ và quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm đã chuyển giao cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua 15 kỳ tổ chức, quy mô và tính chất của Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam (Vietfish) ngày càng chuyên nghiệp và mang tầm cỡ quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xứng đáng là một sự kiện quan trọng hàng năm, là điểm hội tụ lớn nhất của tất cả các nhà sản xuất, chế biến thủy sản hàng đầu Việt Nam và đối tác bạn hàng quốc tế.

Vào mùa này, mấy năm trước trên khắp các con đường liên thôn trong xã đâu đâu cũng rộn ràng tiếng xe cộ thu mua tiêu của thương lái cùng tiếng nói cười của người nông dân khi được mùa tiêu. Thế mà bây giờ trở lại, bầu không khí ảm đạm lại bao trùm khắp nơi, nguyên do cũng từ hạt tiêu mà ra.

Chiều 30-7, tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ và kế họach triển khai liên kết sản xuất - tiêu thụ xoài và ca cao, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, tỉnh và các địa phương sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết này.

Sáu tháng đầu năm nay, thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị chủ lực trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu, đóng góp một phần lớn trong tổng số 10,78 tỷ USD hàng hóa nông-thủy sản xuất khẩu ra thế giới.

Vụ Hè Thu (HT) năm nay, do hạn hán kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã vận động nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, chuyển những diện tích lúa thiếu nước sang sản xuất các loại cây trồng cạn như đậu phụng, bắp lai, rau màu các loại. Nhờ vậy, không những “né tránh” được hạn hán, tiết kiệm được lượng nước tưới đáng kể, nông dân còn có thu nhập khá.