Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 thách thức của ngành điều

3 thách thức của ngành điều
Ngày đăng: 15/07/2015

Thế nhưng, nếu chỉ “vỗ ngực” tự hào mãi mà không “biết mình, biết người”, không vận động, vượt qua chính mình, điều nhân xuất khẩu của Việt Nam rất có thể “xuống hạng” trong tương lai không xa. Nhận định đó hoàn toàn có cơ sở, bởi ngành điều Việt Nam đang đứng trước 3 thách thức lớn.

Trong số 256 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (xếp loại C). Hiện chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 9001, ISO 1400, ISO 2200… Đó là thông tin từ Hội nghị đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/7/2015 tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là thách thức lớn đầu tiên cho ngành điều.

Thách thức lớn thứ hai mà ngành điều đang phải đối diện là “loạn” doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân.

Theo thống kê, hàng năm, số doanh nghiệp xuất khẩu điều tăng lên đáng kể. Năm 2014 có tới 345 doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân, nhưng trong đó có đến 73% chỉ có kim ngạch chưa đến 5 triệu USD. Sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, tất yếu xảy ra.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, hiện các loại sản phẩm như điều nhân rang muối, tẩm mật ong... tiêu thụ ở thị trường nội địa chỉ chiếm 6%, còn lại 94% là điều nhân đóng gói xuất khẩu. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 151.000 tấn điều nhân, giá trị hơn 1,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng, tăng 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014, được coi là “thành tích” đáng tự hào. Tuy nhiên, nhìn xa hơn, sự phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu, trong khi bỏ quên thị trường nội địa, ngành điều chẳng khác một người đường xa gánh lệch, bên nặng, bên nhẹ, khó bền vững!

Thách thức thứ ba: Hạt điều Việt Nam chất lượng và hương vị ngon nhất thế giới nhưng không có thương hiệu, chỉ lặng lẽ được đóng gói, âm thầm xuất ngoại đi khắp thế giới- một “căn bệnh” mà nhiều loại hàng nông sản xuất khẩu khác mắc phải, chưa có cách chữa. Bao giờ điều nhân Việt có thương hiệu? Thật khó đoán định.

Vượt qua 3 thách thức đó đòi hỏi sự tái cấu trúc quyết liệt, một cuộc cách mạng thật sự của ngành điều.


Có thể bạn quan tâm

Thực Trạng Canh Tác Hồ Tiêu Tại Xã Đăk N’Drót Thực Trạng Canh Tác Hồ Tiêu Tại Xã Đăk N’Drót

Cây hồ tiêu đã từng được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân xã Đăk N’Drót, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Vậy mà giờ đây, người trồng tiêu trong xã đang lâm vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ vì cây hồ tiêu bị bệnh hàng loạt. Nhiều hộ trồng tiêu đang lỗ lực tìm đủ mọi cách chạy chữa nhưng vẫn không có hiệu quả, nên đành ngậm ngùi nhìn vườn tiêu chết dần.

26/08/2013
Đa Dạng Các Loại Hình Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Các Loại Hình Phát Triển Kinh Tế

Đồng chí Nguyễn Đức Quyến, Phó chủ tịch UBND xã Thắng Quân cho biết: Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương như lao động, đất đai, lợi thế địa hình, những năm qua xã đã tạo mọi điều kiện để người dân phát triển đa dạng các loại hình kinh tế từ nông, lâm nghiệp đến tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ…

27/07/2013
Qua Dịch Heo Tai Xanh, Vẫn Còn Nỗi Lo Qua Dịch Heo Tai Xanh, Vẫn Còn Nỗi Lo

Đồng Nai là một trong số ít tỉnh dập được dịch heo tai xanh trong thời gian ngắn. Dịch qua, người nuôi heo thở phào nhẹ nhõm. Nhưng theo ngành thú y, nguy cơ tái dịch vẫn còn cao.

10/09/2012
Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã

Phú Ninh đang chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), giúp nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...

26/08/2013
Chanh Không Hạt Tăng Giá Ở Hậu Giang Chanh Không Hạt Tăng Giá Ở Hậu Giang

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, hiện tại chanh không hạt có giá 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với tháng trước đó. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận gần 600 triệu đồng/ha.

19/04/2013