Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 thách thức của ngành điều

3 thách thức của ngành điều
Ngày đăng: 15/07/2015

Thế nhưng, nếu chỉ “vỗ ngực” tự hào mãi mà không “biết mình, biết người”, không vận động, vượt qua chính mình, điều nhân xuất khẩu của Việt Nam rất có thể “xuống hạng” trong tương lai không xa. Nhận định đó hoàn toàn có cơ sở, bởi ngành điều Việt Nam đang đứng trước 3 thách thức lớn.

Trong số 256 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (xếp loại C). Hiện chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 9001, ISO 1400, ISO 2200… Đó là thông tin từ Hội nghị đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/7/2015 tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là thách thức lớn đầu tiên cho ngành điều.

Thách thức lớn thứ hai mà ngành điều đang phải đối diện là “loạn” doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân.

Theo thống kê, hàng năm, số doanh nghiệp xuất khẩu điều tăng lên đáng kể. Năm 2014 có tới 345 doanh nghiệp xuất khẩu điều nhân, nhưng trong đó có đến 73% chỉ có kim ngạch chưa đến 5 triệu USD. Sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, tất yếu xảy ra.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, hiện các loại sản phẩm như điều nhân rang muối, tẩm mật ong... tiêu thụ ở thị trường nội địa chỉ chiếm 6%, còn lại 94% là điều nhân đóng gói xuất khẩu. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 151.000 tấn điều nhân, giá trị hơn 1,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng, tăng 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014, được coi là “thành tích” đáng tự hào. Tuy nhiên, nhìn xa hơn, sự phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu, trong khi bỏ quên thị trường nội địa, ngành điều chẳng khác một người đường xa gánh lệch, bên nặng, bên nhẹ, khó bền vững!

Thách thức thứ ba: Hạt điều Việt Nam chất lượng và hương vị ngon nhất thế giới nhưng không có thương hiệu, chỉ lặng lẽ được đóng gói, âm thầm xuất ngoại đi khắp thế giới- một “căn bệnh” mà nhiều loại hàng nông sản xuất khẩu khác mắc phải, chưa có cách chữa. Bao giờ điều nhân Việt có thương hiệu? Thật khó đoán định.

Vượt qua 3 thách thức đó đòi hỏi sự tái cấu trúc quyết liệt, một cuộc cách mạng thật sự của ngành điều.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Thanh Lương Giàu Nhờ Nhãn Tiêu Da Bò Nông Dân Thanh Lương Giàu Nhờ Nhãn Tiêu Da Bò

Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.

13/10/2014
"Teo Tóp" Vùng Đặc Sản Vú Sữa Lò Rèn

Vĩnh Kim (Tiền Giang) và các xã lân cận từ lâu đã hình thành vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn bậc nhất cả nước. Thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng này gắn liền với địa danh nơi đây, rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của Châu Thành lại đang có xu hướng giảm.

13/10/2014
Cây Đinh Lăng Cây Đinh Lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý.

13/10/2014
Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.

13/10/2014
Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp

Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.

13/10/2014