Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 Giống Mắc Ca Có Triển Vọng Tại Địa Bàn Tây Nguyên

3 Giống Mắc Ca Có Triển Vọng Tại Địa Bàn Tây Nguyên
Ngày đăng: 15/01/2015

Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.

Qua nhiều năm trồng thử nghiệm, Viện đã đưa ra kết luận: Với địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum, trong 20 giống mắc ca này, có 3 giống phù hợp nhất đó là OC, H2 và A38. Trong đó, riêng hai giống mắc ca OC và H2, sau 9 năm trồng tại vùng Tây Nguyên đã đạt năng suất 8kg/cây/năm - tương đương năng suất mắc ca tại Úc và cao hơn năng suất tại Trung Quốc (năng suất ở Úc đạt 8kg và Trung Quốc là 6,58kg).
Tại Lâm Đồng và Đắc Lắc, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai 3 mô hình khảo nghiệm trồng xen mắc ca với một số cây trồng khác (cà phê vối, cà phê chè và ca cao) từ năm 2006 với một số giống mắc ca (trong đó có giống OC, H2)... và đến nay, kết quả 8 năm là cây mắc ca phát triển tốt ở tất cả các mô hình, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nghiêm trọng.
Tại vườn cà phê chè có trồng xen mắc ca ở Bảo Lộc (mật độ 138 - 166 cây/ha), sau 5 năm trồng, tỷ lệ ra hoa và đậu quả đạt 80% và năng suất năm đầu đạt 1,4kg/cây. Hiện tại ở Lâm Đồng có khoảng 15 giống mắc ca được trồng thông qua các nguồn từ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, Công ty Mắt Đá Đà Lạt, Công ty Đức Anh và một số hộ dân tự sưu tầm.
Trong số đó, theo thẩm định của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 3 giống OC, H2 và A38 cho năng suất và chất lượng ổn định nhất: Sau 9 năm trồng, năng suất đạt từ 7 - 9kg hạt/cây, cá biệt có những cây cho năng suất trên 10kg hạt/cây; dự báo khả năng từ năm thứ 12 trở lên (giai đoạn kinh doanh chính thức), năng suất này có thể đạt đến 12 - 15kg hạt/cây (tương đương với năng suất của mắc ca ở vùng nguyên sản Úc).


Có thể bạn quan tâm

Quảng Bình Cần Tập Trung Phát Triển Nông, Lâm Nghiệp Quảng Bình Cần Tập Trung Phát Triển Nông, Lâm Nghiệp

Trên lĩnh vực xây dựng Đảng, cấp ủy các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung năng lực lãnh đạo toàn diện các mặt công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, tạo nhiều chuyển biến tích cực. Năng lực của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đạt nhiều kết quả quan trọng. Triển khai khắc phục hiệu quả những khuyết điểm, hạn chế sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); thực hiện tốt chuyên đề năm 2014 về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

07/02/2015
Bài Toán Vốn Cho ‘Cây Tỷ Đô’ Tại Việt Nam Bài Toán Vốn Cho ‘Cây Tỷ Đô’ Tại Việt Nam

Du nhập vào Việt Nam từ năm 2000, mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại hạt”, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Nhân hạt mắc ca hiện được dùng phổ biến trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem, vỏ được dùng làm chất đốt, phân bón, dầu chiết xuất từ nhân hạt được dùng trong nhiều vùng công nghiệp.

09/02/2015
Mắc Ca Hút Nhà Đầu Tư Mắc Ca Hút Nhà Đầu Tư

Sau một thời gian triển khai sản xuất, vào tháng 6/2014 Công ty Cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) mới chính thức giới thiệu ra thị trường 4 sản phẩm nhân mắc ca cao cấp. Tuy nhiên, IDT cũng chỉ là một trong số ít doanh nghiệp đầu tiên dám đầu tư công nghệ để phát triển sản phẩm chế biến từ mắc ca - vốn là nguyên liệu có giá thành đắt trên thế giới ở thời điểm này.

09/02/2015
Đồng Tháp Thu Hoạch Trên 368 Ngàn Tấn Cá Tra Đồng Tháp Thu Hoạch Trên 368 Ngàn Tấn Cá Tra

Lũy kế diện tích thả nuôi cá tra từ đầu năm 2014 tính đến ngày 5/1/2015 là 2.016,64 ha, đạt 93,80% kế hoạch năm. Đã thu hoạch được 1.091,52 ha với tổng sản lượng là 368.582 tấn. Tổng số lượng cá giống thả 650,18 triệu con, lượng giống sản xuất là 1.197,58 triệu con. Diện tích đang nuôi là 925,12 ha, diện tích treo ao là 154,38 ha.

09/02/2015
Tôm Sinh Thái Cánh Cửa Phát Triển Kinh Tế Và Bảo Vệ Rừng Ngập Mặn Tôm Sinh Thái Cánh Cửa Phát Triển Kinh Tế Và Bảo Vệ Rừng Ngập Mặn

Rừng ngập mặn Cà Mau chiếm ½ tổng diện tích rừng ngập mặn Việt Nam, đồng thời Cà Mau cũng là tỉnh chiếm ½ tổng diện tích nuôi và ¼ tổng sản lượng tôm của cả nước. Tuy vậy, nuôi tôm cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng.

09/02/2015