291 Gia Súc Mắc Bệnh Lở Mồm, Long Móng

Từ khi bùng phát các ổ dịch lở mồm, long móng (LMLM) đến nay, trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) đã có 65 con gia súc bị chết phải tiêu hủy.
Được biết, các ổ dịch LMLM xuất hiện vào đầu tháng 12/2014 tại địa bàn 3 xã: Dìn Chin, Pha Long và Tả Ngài Chồ làm 291 con gia súc mắc bệnh. Tính đến thời điểm này, đã có 65 con gia súc phải tiêu hủy, trong đó có 48 con bò và 17 con lợn.
Để ngăn chặn dịch LMLM lây lan rộng, huyện Mường Khương đã thành lập chốt kiểm dịch tạm thời tại xã Tả Ngài Chồ để kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mẫn cảm với bệnh ra, vào vùng dịch. Bên cạnh đó, Chi cục Thú y hỗ trợ huyện Mường Khương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch LMLM; khoanh vùng, quản lý, theo dõi số gia súc mắc bệnh; cấp 664 lít hóa chất, 12 kg Cloramin-T, Vikon, thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch; triển khai tiêm phòng 8.482 liều vắc xin tại các xã có gia súc mắc bệnh và các xã giáp ranh.
Hiện, các ổ dịch LMLM ở Mường Khương đã được khống chế, không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.

Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.