291 Gia Súc Mắc Bệnh Lở Mồm, Long Móng

Từ khi bùng phát các ổ dịch lở mồm, long móng (LMLM) đến nay, trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) đã có 65 con gia súc bị chết phải tiêu hủy.
Được biết, các ổ dịch LMLM xuất hiện vào đầu tháng 12/2014 tại địa bàn 3 xã: Dìn Chin, Pha Long và Tả Ngài Chồ làm 291 con gia súc mắc bệnh. Tính đến thời điểm này, đã có 65 con gia súc phải tiêu hủy, trong đó có 48 con bò và 17 con lợn.
Để ngăn chặn dịch LMLM lây lan rộng, huyện Mường Khương đã thành lập chốt kiểm dịch tạm thời tại xã Tả Ngài Chồ để kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mẫn cảm với bệnh ra, vào vùng dịch. Bên cạnh đó, Chi cục Thú y hỗ trợ huyện Mường Khương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch LMLM; khoanh vùng, quản lý, theo dõi số gia súc mắc bệnh; cấp 664 lít hóa chất, 12 kg Cloramin-T, Vikon, thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch; triển khai tiêm phòng 8.482 liều vắc xin tại các xã có gia súc mắc bệnh và các xã giáp ranh.
Hiện, các ổ dịch LMLM ở Mường Khương đã được khống chế, không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm. Để có một vụ mùa bội thu cả về năng suất, sản lượng, chất lượng hạt lúa, vui xuân, đón Tết nông dân cũng cần tăng cường thăm đồng thường xuyên, theo dõi tình hình dịch bệnh hại lúa, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và thất thường như hiện nay.

Anh Nguyễn Công Phước ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận (Ninh Phước - Ninh Thuận) trồng 1 sào súp lơ, cho biết: Năm nay sau khi thu hoạch táo, cắt cành xong, tôi trồng súp lơ xen canh.

Cặm cụi thu hoạch luống rau cho kịp phiên chợ, ông Hoàng Văn Tứ - xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), buồn rầu nói: “Nhà mấy miệng ăn trông chờ cả vào mấy sào rau này. Cứ tưởng sẽ kiếm được mấy đồng để gia đình ăn Tết, giờ chẳng biết phải làm sao nữa”.

Chiều 28/1, Chi Cục bảo vệ Thực vật tỉnh phối hợp với Công ty bảo vệ Thực vật An Giang tổ chức cấp phát thuốc và hướng dẫn nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Kiến 3 (TP Tuy Hòa) phun thuốc đặc trị Fuan phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa.

“Cứ ngỡ sau trận lũ lớn hồi giữa tháng 11.2013 thì ruộng sẽ sạch chuột, ốc bươu vàng (OBV). Vậy mà không ngờ, chuột vẫn kéo đàn, kéo đống về lượm giống; còn OBV thì ăn sạch lúa non.