29 Trại Nuôi Cá Tra Tại Việt Nam Đã Đạt Chứng Nhận ASC

Theo Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC), hơn 20 thẩm định viên đã được đào tạo để đánh giá trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC dành cho cá tra trong đợt Đào tạo Thẩm định viên Cá tra lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam.
Hiện ASC đã đào tạo thành công 60 thẩm định viên cho các tiêu chuẩn của ASC kể từ khóa đạo tạo đầu tiên được khởi động vào tháng 9/2011. Có 19 đơn vị chứng nhận được công nhận khả năng thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn ASC về chuỗi hành trình sản phẩm. Ba nhà chứng nhận được phép thẩm định trại nuôi thủy sản.
Ông Michiel Fransen, Điều phối viên Tiêu chuẩn ASC cho biết: “Tất cả các học viên của khóa đào tạo thẩm định viên cá tra lần thứ 2 tại Việt Nam đều có kiến thức và trình độ chuyên môn về nuôi cá tra và thủ tục thẩm định chuẩn. Sao khóa học đã đào tạo được hơn 20 thẩm định viên thẩm định trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC dành cho cá tra.”
Tính đến giữa tháng 10/2013, Việt Nam có 25 DN cá tra đạt chứng nhận ASC cho trại nuôi, trong đó một số DN có 2 trại nuôi được chứng nhận như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang, Công ty Cổ phần Gò Đàng. Số trại nuôi cá tra đạt chứng nhận lên đến 29, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ…
Ngoài ra còn có 3 trại nuôi cá tra khác đang trong quá trình thẩm định cho chứng nhận ASC.
Sáu đợt đào tạo thẩm định viên cho chứng nhận các loài thủy sản khác sẽ được tiến hành trước khi kết thúc năm 2013; riêng tại Thái Lan có 2 khóa đào tạo cho thẩm định viên ngành tôm và cá rô phi.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm nay, người dân xã Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) quen với hình ảnh ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã cần mẫn như con ong chăm chỉ dạy nghề cho ND, vận động quỹ khuyến học…

Mặc dù an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nhưng thời “tích cốc, phòng cơ” đã qua. Vựa lúa không phải là mục tiêu ưu tiên mà phải chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ “chén cơm đầy” sang “chén cơm ngon”, thương mại hóa ngành lúa gạo, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn.

Sau hàng loạt nông sản như dưa hấu, khoai mì… bị dội chợ do gặp trở ngại từ thị trường Trung Quốc, nay đến lượt người trồng ớt, chuối… lao đao

Đó là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo gặp gỡ để thực hiện ký kết mua bán hàng nông sản giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, chủ trang trại xuất hàng nông sản với các nhà phân phối trong và ngoài tỉnh vào ngày 29-4, do Sở Công thương Bình Dương phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tổ chức.

Ngày 14/4 vừa qua, Trung tâm Giống bào ngư Bạch Long Vỹ đã tổ chức thả khoảng 6.000 con giống bào ngư ra biển, đây là kết quả bước đầu của Viện nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT) sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng, gây tạo thành công giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vỹ.