29 Trại Nuôi Cá Tra Tại Việt Nam Đã Đạt Chứng Nhận ASC

Theo Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC), hơn 20 thẩm định viên đã được đào tạo để đánh giá trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC dành cho cá tra trong đợt Đào tạo Thẩm định viên Cá tra lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam.
Hiện ASC đã đào tạo thành công 60 thẩm định viên cho các tiêu chuẩn của ASC kể từ khóa đạo tạo đầu tiên được khởi động vào tháng 9/2011. Có 19 đơn vị chứng nhận được công nhận khả năng thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn ASC về chuỗi hành trình sản phẩm. Ba nhà chứng nhận được phép thẩm định trại nuôi thủy sản.
Ông Michiel Fransen, Điều phối viên Tiêu chuẩn ASC cho biết: “Tất cả các học viên của khóa đào tạo thẩm định viên cá tra lần thứ 2 tại Việt Nam đều có kiến thức và trình độ chuyên môn về nuôi cá tra và thủ tục thẩm định chuẩn. Sao khóa học đã đào tạo được hơn 20 thẩm định viên thẩm định trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC dành cho cá tra.”
Tính đến giữa tháng 10/2013, Việt Nam có 25 DN cá tra đạt chứng nhận ASC cho trại nuôi, trong đó một số DN có 2 trại nuôi được chứng nhận như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang, Công ty Cổ phần Gò Đàng. Số trại nuôi cá tra đạt chứng nhận lên đến 29, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ…
Ngoài ra còn có 3 trại nuôi cá tra khác đang trong quá trình thẩm định cho chứng nhận ASC.
Sáu đợt đào tạo thẩm định viên cho chứng nhận các loài thủy sản khác sẽ được tiến hành trước khi kết thúc năm 2013; riêng tại Thái Lan có 2 khóa đào tạo cho thẩm định viên ngành tôm và cá rô phi.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.