26,3 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Chè

Nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất, sản lượng chè tươi, Phú Thọ hiện có 16.080ha chè, trong đó diện tích chè của các doanh nghiệp quản lý là 4.061ha (chiếm 25,2%), diện tích chè cho sản phẩm là 14.483,8ha.
Đến hết tháng 9-2014, trên địa bàn tỉnh có 61 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè xanh, chè đen và các loại chè cao cấp có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày trở lên và khoảng 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công với tổng công suất thiết kế khoảng 1.200 tấn búp tươi/ngày.
Với mục tiêu giữ ổn định diện tích đến năm 2015 là 15.500ha chè, trong đó có 70% diện tích chè được trồng bằng các giống mới và nâng công suất chè búp tươi đạt 9,5 tấn/ha (tăng 1,5 - 2 tấn/ha), góp phần nâng sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh đạt từ 130.000 - 135.000 tấn, tỉnh quyết định dành ngân sách trên 26,3 tỷ đồng quy hoạch các vùng chè, hỗ trợ nông dân đầu tư thâm canh, mua phân bón và chuyển đổi sang trồng các giống chè mới đồng thời rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hướng gắn với vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Đưa chúng tôi đi thăm những bãi dâu xanh ngát trải dài dọc bờ sông Lô, đồng chí Nguyễn Minh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long (Yên Sơn) vui mừng cho biết: “Trước đây, người dân xã Tân Long chủ yếu trồng ngô trên những vùng đất soi bãi ven sông nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì đất ở đây có nhiều cát, một số loại cây màu khác đã trồng thử nhưng không phù hợp..

Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Phạm Văn Công cho biết: “Hiện có 2 lỗ hổng lớn tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, đó là tình trạng gia cầm giống nhập lậu Trung Quốc len lỏi về các vùng quê, lẫn vào đàn chăn nuôi và sự gia tăng của đàn vịt mùa vụ trên các tuyến kênh mương”.

Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.