250ha lúa ở Quảng Bình bị chuột phá hoại

Tuy nhiên, sau khi thu hoạch lúa tái sinh, các địa phương không tổ chức diệt chuột nên chuột có nơi trú ngụ, cộng với nguồn thức ăn dồi dào trên ruộng tạo điều kiện cho chuột sinh sản nhanh, tích lũy lớn về số lượng. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình, diện tích lúa có chuột hại trên toàn tỉnh tính đến thời điểm này khoảng trên 250ha. Chuột phát sinh gây hại ở hầu hết các địa phương, đặc biệt gây hại nặng ở các diện tích lúa hè - thu tiếp giáp với vùng lúa tái sinh của các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch...
Để diệt chuột hiệu quả, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết, biện pháp diệt chuột thủ công là hữu hiệu nhất: Tổ chức đào bắt, dùng chó săn bắt, phá hang ổ chuột, dùng hàng rào nylon bao vây và đào hố bẫy chuột. Sử dụng các loại thuốc sinh học, hoá học như: Biorat, Rat K 2%D... để làm bả diệt chuột.
Có thể bạn quan tâm

Là người đã từng sở hữu gần 7 ha cao su, trong đó 6 ha đã cho thu hoạch, mỗi ngày ông Lê Quang Vinh, thôn Thuỷ Ba Tây, xã Vĩnh Thuỷ thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Nhờ cây cao su, gia đình ông Vinh và nhiều hộ dân khác ở vùng quê này có cuộc sống khấm khá, sung túc.

Việc áp dụng CNSH trong nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

Hiện nay nông dân đã cơ bản thu hoạch xong lúa hè thu, đây là thời điểm các hộ chăn nuôi vịt nhập đàn với số lượng lớn để thả vịt chạy đồng. Trong khi đó ngoài chủng vi rút gia cầm H5N1, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn xuất hiện cúm gia cầm H5N6 nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.

Nhằm mục cao chất lượng đàn trâu của tỉnh, 2 năm qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện thành công mô hình ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu bằng tinh đông lạnh giống trâu Murrah. Kết quả là đã tạo ra đàn nghé lai Murrah có trọng lượng lớn hơn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương.

Vụ mùa năm nay T.X Sông Công gieo cấy được gần 1.800 ha lúa. Trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 1.000ha, còn lại là lúa mùa trung. Giống lúa chủ lực trồng trong vụ mùa này là Khang dân 18 chiếm khoảng 60% diện tích, các giống lúa lai chiếm 30% diện tích với các giống có năng suất cao, chất lượng tốt như: VL 20; Bio 404; Syn 6...