250ha lúa ở Quảng Bình bị chuột phá hoại

Tuy nhiên, sau khi thu hoạch lúa tái sinh, các địa phương không tổ chức diệt chuột nên chuột có nơi trú ngụ, cộng với nguồn thức ăn dồi dào trên ruộng tạo điều kiện cho chuột sinh sản nhanh, tích lũy lớn về số lượng. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình, diện tích lúa có chuột hại trên toàn tỉnh tính đến thời điểm này khoảng trên 250ha. Chuột phát sinh gây hại ở hầu hết các địa phương, đặc biệt gây hại nặng ở các diện tích lúa hè - thu tiếp giáp với vùng lúa tái sinh của các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch...
Để diệt chuột hiệu quả, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết, biện pháp diệt chuột thủ công là hữu hiệu nhất: Tổ chức đào bắt, dùng chó săn bắt, phá hang ổ chuột, dùng hàng rào nylon bao vây và đào hố bẫy chuột. Sử dụng các loại thuốc sinh học, hoá học như: Biorat, Rat K 2%D... để làm bả diệt chuột.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích lúa mới xuống giống của nông dân khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị thiệt hại, có diện tích người dân phải sạ lại, khiến chi phí sản xuất tăng cao.

Mùa lũ 2015, mực nước trên đồng thấp là điều kiện cho chuột sinh sôi, nảy nở tràn lan.
Người nông dân trồng các loại rau theo yêu cầu của cửa hàng, bảo đảm số lượng cung cấp; ngược lại, phía cửa hàng RAT phải bao tiêu sản phẩm mà người trồng rau sản xuất ra theo kế hoạch đã thống nhất với giá cao hơn rau sản xuất đại trà.

Ngày 16/11/2015, tại xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh tổ chức tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn.

Nhờ điều kiện đất đai thích hợp và học hỏi kinh nghiệm trồng cây có múi cho trái nghịch mùa, đời sống người dân các xã của huyện mới Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), thuộc vùng lõi Chiến khu Đ trong hai cuộc kháng chiến, giờ khá lên trông thấy.