240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng Bác Sĩ Cây Trồng

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.
Qua đó đã có 10 cán bộ kỹ thuật được cấp giấy chứng nhận “Bác sĩ cây trồng”, 22 cán bộ kỹ thuật và 22 nông dân được trao giấy chứng nhận tham gia đào tạo.
Bệnh viện đã thành lập 1 bệnh xá cây trồng cấp tỉnh tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và 2 trạm xá cây trồng tại huyện Long Hồ và Tam Bình (Vĩnh Long), phục vụ tư vấn và chẩn đoán bệnh cây trồng cho 528 lượt nông dân trên cây có múi, nhãn, sầu riêng và các loại cây trồng khác.
Tại các bệnh xá, các bác sĩ thường xuyên trực tại văn phòng để hỗ trợ giám định mẫu bệnh khi nông dân mang đến và tư vấn trực tiếp biện pháp quản lý tổng hợp. Nếu không giám định trực tiếp được, mẫu sẽ được lưu giữ và gửi đến Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhờ giám định.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi về xã Giao Thiện (Giao Thủy, Nam Định) vào những ngày cuối tháng 9, đúng dịp chuẩn bị vụ nuôi tôm mới phục vụ thị trường dịp cuối năm.

Bình quân mỗi ao nuôi tôi thu hơn 500 kg tôm thương phẩm, khoảng 50 kg cua và 100 kg cá đối.

Nuôi tôm xen, cua, cá trong ao nuôi có cây ngập mặn vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa ổn định môi trường, giảm thiểu dịch bệnh trên thủy sản nuôi.

Sau nhiều vụ nuôi thất bại, anh Nguyễn Viết Khánh (SN 1976, ở xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư gần 4 tỷ đồng nuôi tôm công nghệ khép kín.

Trại nuôi tép cảnh của anh Nguyễn Thanh Huyền, huyện Mỏ Cày Nam, mỗi tháng bán khoảng 10.000 con, thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng.